31.7.24

Thế giới vận hành như thế nào

THẾ GIỚI VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO

Nhiều người Mỹ cứ đinh ninh trong suy nghĩ rằng các quy tắc của Adam Smith về tự do giao thương là những quy tắc chính đáng duy nhất. Nhưng các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất hiện nay đang sử dụng một bộ quy tắc rất khác. Một khi chúng ta từng biết họ — biết họ quá rõ nên chúng ta mới chơi cùng họ và giành thắng lợi. Giờ đây, chúng ta dường như đã lãng quên.

JAMES FALLOWS

SỐ PHÁT HÀNH THÁNG 12 NĂM 1993

TRONG một chuyến đi vào mùa xuân năm 1992 tới Đại học Hitotsubashi ở Nhật, vốn nổi tiếng với các khoa kinh tế học và kinh doanh, tôi gặp may mắn tới không ngờ. Như một vài đại học khác của người Nhật, đại học Hitotsubashi gần như khiến tôi nao lòng vì nét dễ thương của nó. Con đường từ sân ga tới học khu chính của trường rợp bóng hoa anh đào, dưới chân tôi xao xuyến những cánh hoa trắng muốt nho nhỏ vương vãi trên mặt đất. Các bạn sinh viên lướt trên chiếc xe đạp, trông như thể họ đang tận hưởng một khoảnh khắc không còn chút căng thẳng nào trong cuộc sống của họ nữa.

Họ có thể là như thế. Trong các cuộc khảo sát, phần lớn sinh viên cho rằng họ “chẳng bao giờ” hoặc “hầu như không” học trong suốt thời đại học. Họ đã học đủ ở trường trung học.

Tôi đã đi tới đại học Hitotsubashi để thực hiện cuộc phỏng vấn với một vị giáo sư đang gây nhiều sóng gió. Kể từ khi Thế Chiến II kết thúc, các nhà ngoại giao và những nhà doanh nghiệp người Nhật đã hành xử như thể nền kinh tế của người Mỹ cần phải là mô hình dành cho sự tăng trưởng công nghiệp của riêng Nhật Bản. Các ngành công nghiệp Nhật Bản không chỉ phải nên cố gắng đuổi kịp vị trí dẫn đầu về công nghệ và sản xuất của nước Mỹ mà quốc gia này còn phải tiến hóa theo một tiêu chuẩn trưởng thành về kinh tế do Hoa Kỳ đặt ra. Trường hợp nền kinh tế Nhật Bản khác với mô hình của người Mỹ — ví dụ, trong các liên minh chặt chẽ giữa các tập đoàn mà luật chống độc quyền của Hoa Kỳ sẽ ngăn cấm — sự khác biệt nên được xem là tạm thời, cho tới khi Nhật Bản đuổi kịp.

Trong thập niên 1980, một số nhà quan sát nước ngoài thách thức giả định này, cho rằng nền kinh tế Nhật Bản có thể không nhất thiết phải trở nên giống nước Mỹ hơn trong những năm qua. Bắt đầu từ năm 1990, một số nhà doanh nghiệp và học giả người Nhật bắt đầu công khai lên tiếng về điều tương tự, gợi ý rằng hệ thống kinh doanh của Nhật Bản có thể dựa trên những cơ sở khác với những cơ sở đang chiếm ưu thế ở phương Tây. Giáo sư Iwao Nakatani, người mà tôi tới đại học Hitotsubashi để gặp, là một trong những thành viên được kính trọng nhất của nhóm này, và tôi dành cả buổi chiều để nghe ông ấy lập luận, đồng thời tôi cũng liếc nhìn những cánh hoa rơi qua khung cửa sổ.

Friedrich List (1789-1846)

Trên đường trở lại sân ga, tôi thấy một hiệu sách đang quảng cáo bán các sách tiếng Tây phương. Tôi đi ra phía sau một hiệu sách chật hẹp và tôi cảm thấy vừa tò mò vừa xấu hổ hàng ngàn lần vì các hệ quả của hoạt động phổ biến Anh ngữ rộng khắp ra toàn thế giới. Từ hàng này sang hàng khác là một mớ sách không có điểm chung nào ngoại trừ việc chúng được xuất bản bằng tiếng Anh. Các sách Tự giúp mình của Zig Ziglar. Những bộ đồ cắt vạt áo từ loạt phim Harlequin. Một cuốn dạy nấu ăn của Betty Crocker. Bộ toàn tập Sigmund Freud. Một cuốn sách của Friedrich List và một cuốn khác nói về ông.

Friedrich List ư! Trong ít nhất 5 năm gần đây, tôi đã dạo khắp các hiệu sách cũ ở Nhật và Mỹ chỉ để tìm những cuốn sách [của/về List] này, tôi không gặp may trong các thư viện Anh ngữ. Tôi đã lùng sục khắp các hiệu sách ở Đài Loan chuyên in lậu sách Anh ngữ với giá chỉ bằng khoảng 1/10 giá sách gốc. Tôi đã gọi điện tới hiệu sách huyền thoại Strand, ở Manhattan [Hoa Kỳ], từ nhà tôi ở Kuala Lumpur [Malaysia], để nhờ họ báo cho tôi biết về việc tìm kiếm [những cuốn sách mà tôi hỏi] đã thành công (hay thất bại) thay vì bắt tôi cứ phải chờ đợi. Trong ngần ấy thời gian, đây là những cuốn sách đầu tiên về List mà tôi thực sự để mắt tới.

Một cuốn là cuốn tiểu sử [về Friedrich List] do một vị giáo sư ở miền bắc nước Anh chấp bút. Cuốn kia là bản dịch của cùng vị giáo sư đó về một cuốn sách ngắn mà List đã viết bằng tiếng Đức. Cả hai đều là những tập sách mỏng đã nằm trên kệ trong nhiều năm trời với lớp bụi phủ dầy trên bìa. Tôi há hốc mồm khi mở bìa cuốn sách đầu tiên và thấy mức giá phải trả cao ngất — là 9.500 yên, khoảng 75 đô. Cho cả hai cuốn này ư? Tôi thốt ra lời ấy với một tâm trạng đầy hy vọng là không phải mức giá như thế. Không, chỉ cuốn đó thôi, cô quản lý hiệu sách trẻ tuổi đã trả lời tôi như thế. Sách luôn đắt đỏ ở Nhật, song ngay cả như vậy thì cuốn sách này dường như có giá trên trời. Không nghi ngờ gì nữa, những cuốn sách đã được định giá vào cái thời mà một đô có giá trị gấp đôi đồng yên so với thời điểm tôi bước vào hiệu sách. Tôi mở ví, rút ​​ra t 10.000 yên, nhn tin l thi li cùng cun tiu s, ri ri khi tim. Đi xung va hè được vài bước, tôi lin quay li, đến hiu sách, và dùng s tin còn li trong ví để mua nt cuốn kia. Nếu bỏ qua nó, chắc tôi sẽ phải hối hận.

Tại sao lại là Friedrich List? Càng nghe nhiều về List trong 5 năm về trước từ các kinh tế gia ở Seoul, Osaka và Tokyo bao nhiêu, thì tôi càng tự hỏi tại sao tôi lại hầu như chưa bao giờ nghe nói về ông bấy nhiêu trong thời gian học kinh tế học ở Anh và Hoa Kỳ. Khi nhìn thấy những cuốn sách của ông trong hiệu sách bên dưới những cây anh đào, tôi đã nghĩ ông như một chú chó không biết sủa. Ông là ví dụ minh họa cho tính tự chọn lọc |self-selectivity| kỳ lạ trong tư duy của người Anh-Mỹ về kinh tế học.

Tôi nhấn mạnh “người Anh-Mỹ” vì trong khu vực này, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ vừa giống lẫn nhau vừa đều khác với hầu hết phần còn lại của thế giới. Hai nước này đã chi phối nền chính trị thế giới trong hơn một thế kỷ, và sự thống trị của Anh ngữ đã cho phép họ phớt lờ những điều đang được nói và nghĩ ở các nước khác — và các nước đó đã bị cô lập tới mức nào. Sự khác biệt thể hiện theo cách này: như bất kỳ hệ thống nào khác, hệ thống chính trị và kinh tế học của người Anh-Mỹ cũng dựa trên những nguyên tắc và niềm tin nhất định. Nhưng thay vì hành xử như thể đây là những nguyên tắc tốt nhất hay các nguyên tắc mà xã hội mình ưa chuộng, người Anh và người Mỹ lại thường hành xử như thể đây là những nguyên tắc duy nhất có thể và không dân tộc nào, ngoại trừ do nhầm lẫn, có thể chọn bất kỳ những nguyên tắc nào khác. Kinh tế học chính trị trở thành chủ yếu là một vấn đề tôn giáo, gánh chịu nhược điểm thông thường của bất kỳ tôn giáo nào — đó là việc chẳng hiểu tại sao những người không đức tin lại có thể hành xử như họ làm.

Để diễn tả vấn đề này cụ thể hơn: thế giới quan của người Anh-Mỹ ngày nay đặt trên vai của ba người. Một là Isaac Newton, cha đẻ của khoa học hiện đại. Hai là Jean-Jacques Rousseau, cha đẻ của học thuyết chính trị tự do. (Nếu chúng ta muốn giữ vấn đề này là thuần túy của người Anh-Mỹ, thì John Locke có thể thế vào vị trí của Rousseau.) Và ba là Adam Smith, cha đẻ của kinh tế học về tự do kinh doanh |laissez-faire|. Một xã hội tân tiến, theo góc nhìn của người Anh-Mỹ, vận động theo các nguyên tắc do ba ông tổ khổng lồ trên xác định. Một xã hội như thế được cho là hiểu các định luật tự nhiên như Newton trình bày. Xã hội ấy được cho là công nhận phẩm giá tối cao của cá nhân, nhờ Rousseau, Locke, và những môn đồ của họ. Và người ta xem như thừa nhận rằng tương lai thịnh vượng nhất cho đại đa số dân chúng tới từ những hoạt động tự do của thị trường. Adam Smith đã dạy như vậy, với những tiên đề đã được David Ricardo, Alfred Marshall và những người khổng lồ khác của kinh tế học tân cổ điển làm phong phú thêm.

Điều quan trọng nhất về bản tóm tắt trên là tương đương về luân lý |moral equivalence| của các nguyên tắc khác nhau. Isaac Newton hoạt động trong địa hạt của khoa học cơ bản. Không cần nói rõ như vậy, song các kinh tế gia người Anh và người Mỹ ngày nay hành xử như thể các nguyên tắc kinh tế mà họ tuân theo có một cơ sở vững chắc, khả chứng và không thể chối cãi được. Nếu không tin vào các định luật vật lý — lực sinh ra phản lực, vũ trụ có xu hướng tiến tới entropy ngày một lớn dần — thì theo định nghĩa, bạn hành xử phi lý. Và điều này diễn ra như thế với kinh tế học. Nếu không chấp nhận các góc nhìn xuất phát từ Adam Smith — tự do cạnh tranh rốt cuộc là tốt nhất cho tất cả các bên tham gia, sự bảo hộ và can thiệp vốn dĩ là sai — thì bạn chỉ là một kẻ cổ hủ mà thôi.

Bên ngoài Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, vấn đề lại có vẻ hoàn toàn khác. Về khoa học, chẳng có điều gì phải bàn cãi. Vật lý học “phương Tây” là vật lý học của thế giới. Về chính trị, có nhiều cuộc tranh luận hơn: với sự trỗi dậy của các nền kinh tế châu Á, một số nhà lãnh đạo chính trị châu Á, nhất là thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore, và nhiều nhân vật thận trọng ở Nhật, thực sự cho rằng triết học chính trị của Rousseau không nhất thiết phải là triết học của thế giới. Lee và những nhà nghiên cứu khác đã nói rằng các xã hội có thể vận hành tốt nhất nếu chúng ít chú ý tới cá nhân và chú ý nhiều hơn tới phúc lợi của nhóm.

Nhưng khi nói tới kinh tế học, sự khác biệt là lớn nhất. Trong thế giới không nói tiếng Anh, Adam Smith chỉ là một trong số những lý thuyết gia có những ý tưởng quan trọng về việc tổ chức các nền kinh tế. Ở hầu hết các nước Đông Á và khu vực châu Âu Lục địa, việc nghiên cứu kinh tế học ít mang tính lý thuyết hơn ở Anh và Mỹ (đó là lý do tại sao những người nói tiếng Anh lại độc quyền giành các Giải thưởng Nobel) và hướng nhiều hơn tới việc giải quyết các vấn đề kinh doanh.

Ở Nhật, kinh tế học trên thực tế được xem là một nhánh của địa chính trị — tức là chìa khóa cho thế mạnh của quốc gia hoặc tính dễ gánh chịu tổn thương trong việc đối phó với các thế lực khác. Từ quan điểm của những người có đầu óc thực tiễn, các lý thuyết gia nói tiếng Anh có vẻ ít hữu ích hơn những người thách thức họ, như Friedrich List chẳng hạn.

Hai Thế Giới Quan Xung Đột

Những người Anh và người Mỹ có xu hướng coi kinh tế học trong hai thế kỷ qua của chúng ta là một bước tiến dài về lý tính |rationality| và lương tri |good sense|. Vào năm 1776, cuốn Của cải của các Dân tộc |The Wealth of Nations| của Adam Smith lập luận để chống lại chủ nghĩa trọng thương kiểu cũ, giống như Tuyên ngôn độc lập [Hoa Kỳ] lập luận để chống lại sự cai trị phong kiến ​​và hoàng gia kiu cũ. K t đó, ngày càng có nhiu người trên thế gii đi ti góc nhìn đúng đắn hoc có v như điu này ch din ra các nước Anh-M. Trên đường đi, thế gii đã gp phi nhng tr ngi như ch nghĩa tân trng thương, ch nghĩa nghip đoàn cp tiến, ch nghĩa bo h sâu rng, ch nghĩa xã hi, và, dĩ nhiên, c ch nghĩa cng sn na. Tng mi đe da ti t nht đã lùi bước. Ngoi tr mt vài khu vực sa ngã đầy đáng tiếc, thế giới đã chứng kiến sự minh triết trong những con đường của Adam Smith.

Tuy nhiên, trong suốt khoảng thời gian này đã có một trường phái tư tưởng đối chọn. Các triết gia thời Khai sáng không phải là những người duy nhất nghĩ về việc thế giới nên được tổ chức ra sao. Trong suốt thế kỷ XVIII và XIX, người Đức cũng hoạt động tích cực — chưa kể các lý thuyết gia làm việc ở Nhật thời Tokugawa, ở Trung Hoa thời kỳ cuối của đế chế [nhà Thanh], ở nước Nga thời Sa hoàng, và ở những nơi khác.

Người Đức đáng được đề cao — hơn người Nhật, người Hoa, người Nga, v.v vì nhiều triết lý của họ vẫn trường tồn. Những triết lý này không bắt nguồn từ Anh hay Mỹ, song chúng được nghiên cứu cẩn thận, thích nghi và áp dụng ở các khu vực của châu Âu và châu Á, nhất là ở Nhật. Thay cho Rousseau và Locke, người Đức đề cử Hegel. Thay cho Adam Smith, họ có Friedrich List.

Tầm nhìn kinh tế của người Đức khác với tầm nhìn của người Anh-Mỹ về nhiều mặt, song những điểm khác biệt cơ bản là như sau:

¢ Tăng trưởng “tự động” đối lập với phát triển có chủ đích.

Cách tiếp cận của người Anh-Mỹ nhấn mạnh tính không thể dự báo trước |unpredictability| và tính không thể kế hoạch hóa |unplannability| trong kinh tế học. Các công nghệ thay đổi. Những thị hiếu thay đổi. Các hoàn cảnh chính trị và con người thay đổi. Và vì cuộc sống lúc nào cũng luôn tuôn chảy không ngừng nghỉ, nên những nỗ lực kế hoạch hóa tập trung hầu như chưa bao giờ thành công cả. Vì thế, cách “kế hoạch hóa” tốt nhất là để mặc thiên hạ tự thích nghi với những rủi ro của tiền bạc. Đó là hàng triệu nhà kinh doanh |entrepreneur|, những người đã tạo nên nền kinh tế của bất cứ nước nào. Không cơ quan kế hoạch hóa nào có thể có thông tin tốt hơn họ về chiều hướng mà mọi sự đang chuyển động trong đó, và chẳng ai có thể có sự thôi thúc mãnh liệt hơn những người có khát vọng kiếm lời và tránh lỗ. Theo logic trong hệ thống của người Anh-Mỹ, nếu mỗi cá nhân làm điều tốt nhất cho bản thân, thì kết quả sẽ là điều tốt nhất cho quốc gia [của họ] nói chung.

Mặc dù List và những tác giả khác không sử dụng đúng thuật ngữ này, song trường phái Đức quan tâm nhiều hơn tới “những thất bại thị trường” |market failures|. Theo ngôn ngữ của kinh tế học hiện đại, đây là những trường hợp mà các nguồn lực thị trường thông thường tạo nên một kết quả không mong muốn rõ ràng. Ví dụ minh họa chuẩn là tình trạng ô nhiễm. Nếu luật cho phép các nhà máy xả thải chất gây ô nhiễm vào không khí hoặc nước, thì mọi nhà máy đều sẽ làm như vậy. Bằng không, các đối thủ cạnh tranh của họ sẽ có chi phí thấp hơn và sẽ tống họ ra khỏi thị trường. Hành vi “duy lý” này sẽ khiến mọi người đều trở nên tệ hơn. Câu trả lời cho một thất bại thị trường như vậy phải là của xã hội — tức là, chính phủ đặt ra những tiêu chuẩn mà tất cả các nhà máy phải tuân theo.

Alexander Hamilton (1757-1804)

Friedrich List và đồng nghiệp người Mỹ nổi tiếng nhất của mình, Alexander Hamilton, cho rằng sự phát triển công nghiệp sẽ kéo theo một loại thất bại thị trường sâu rộng hơn. Các xã hội không tự động chuyển từ nền nông nghiệp sang thủ công nhỏ, và sang các ngành công nghiệp lớn chỉ vì hàng triệu người buôn bán nhỏ đưa ra những quyết định vì chính họ. Nếu mỗi người đặt tiền bạc của bản thân ở nơi thu được lợi nhuận cao nhất, thì số tiền đó có thể không tự động đi tới nơi mà nó đem lại cái lợi lớn nhất cho quốc gia. Để làm được như vậy, cần phải có một kế hoạch, một sự thúc đẩy, một sự thực thi quyền lực trung ương. List dựa nhiều vào lịch sử thời mình — trong đó chính phủ Vương quốc Anh cố tình khuyến khích nền công nghiệp chế tạo của Vương quốc Anh và chính phủ non trẻ của người Mỹ cố tình làm nản lòng các đối thủ ngoại quốc.

Đây là ý chính trong luận cứ của List, ở cuốn Hệ thống Kinh tế Chính trị Tự nhiên |Natural System of Political Economy| mà ông viết trong 5 tuần lễ liền vào năm 1837:

Các lý thuyết gia toàn cầu |cosmopolitan theorist| [thuật ngữ của List gán cho Smith và những người cùng quan điểm với ông ấy] không đặt câu hỏi về tầm quan trọng của việc mở rộng nền công nghiệp. Tuy nhiên, họ cho rằng điều này có thể đạt được bằng cách áp dụng chính sách tự do giao thương và bằng cách để các cá nhân theo đuổi những tư lợi của riêng họ. Họ tin rằng trong những trường hợp như vậy, một nước sẽ tự động đảm bảo sự phát triển của những ngành công nghiệp chế tạo phù hợp nhất với hoàn cảnh đặc thù của riêng mình. Họ cho rằng hành động của chính phủ nhằm kích thích việc thành lập các ngành công nghiệp là có hại nhiều hơn lợi ...

Những bài học lịch sử sẽ biện minh cho sự phản đối của chúng ta dành cho sự quả quyết rằng các nhà nước đạt được mức độ trưởng thành về kinh tế nhanh nhất nếu cho phép họ đưa ra các quyết định của riêng họ về điều họ muốn làm. Một nghiên cứu về nguồn gốc của các ngành công nghiệp chế tạo khác nhau cho thấy rằng sự tăng trưởng công nghiệp thường là do tình cờ. Nó có thể là cơ hội để dẫn một vài cá nhân nhất định tới một địa điểm đặc thù để thúc đẩy việc mở rộng của một ngành công nghiệp nhỏ và không đáng kể — giống như những hạt giống do gió thổi tình cờ có thể sinh trưởng thành những cái cây lớn. Nhưng sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp là một quá trình có thể mất hàng trăm năm để hoàn thành và người ta không nên chỉ gán cho sự may rủi điều mà một quốc gia đã đạt được thông qua các luật lệ và những thể chế của nó. Ở Anh, vua Edward III tạo ra ngành công nghiệp sản xuất vải len, còn nữ hoàng Elizabeth thành lập đội tàu buôn và cho phép ngoại thương. Ở Pháp, [bộ trưởng tài chính Pháp từ 1665 đến 1683 dưới thời vua Louis XIV] Colbert chịu trách nhiệm về tất cả những điều mà một cường quốc cần để phát triển nền kinh tế của nó. Theo những ví dụ này, mỗi chính phủ đều có trách nhiệm phải cố gắng loại bỏ những trở ngại cho sự tiến bộ của nền văn minh, và nên kích thích sự tăng trưởng của các nguồn lực kinh tế mà một quốc gia sở hữu.

¢ Người tiêu dùng đối lập với nhà sản xuất.

Cách tiếp cận của người Anh-Mỹ giả định rằng thước đo cuối cùng của một xã hội là mức độ tiêu dùng của nó. Cạnh tranh là tốt, vì điều này sẽ giết chết những nhà sản xuất nào định giá bán quá cao. Giết chết họ là tốt, vì các nhà cung cấp hiệu quả hơn sẽ đem lại cho người tiêu dùng một thỏa thuận tốt hơn. Ngoại thương là rất tốt, vì nó đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp hiệu quả nhất trên toàn thế giới sẽ có thể cạnh tranh lẫn nhau. Thậm chí việc tại sao các đối thủ cạnh tranh sẵn lòng bán với giá thấp hơn sẽ chẳng còn là vấn đề nữa. Các công ty có thể thực sự trở nên hiệu quả hơn; họ có thể quyết tâm bán phá giá các sản phẩm của mình vì những lý do của riêng họ. Trong cả hai trường hợp, người tiêu dùng đều được hưởng lợi hơn. Người tiêu dùng có hàng tấn thép, thùng rượu, hoặc — nói theo thuật ngữ ngày nay — xe hơi hoặc máy vi tính mà họ có thể đã mua từ một nhà công nghiệp chế tạo trong nước, cộng với số tiền họ tiết kiệm được khi mua các sản phẩm nước ngoài.

Dưới góc nhìn của Friedrich List, logic này dẫn tới những kết luận sai. Về lâu về dài, List cho rằng, sự yên vui |well-being| của một xã hội và mức độ giàu có tổng thể của nó không được xác định bởi điều xã hội có thể mua mà bởi điều nó có thể tạo ra. Đây là hệ quả của cách lập luận quen thuộc về viện trợ nước ngoài: giữa việc bạn cho một người một con cá và việc bạn cho họ ăn một ngày. Giữa việc bạn dạy họ cách câu cá với việc bạn nuôi họ cả đời.

Ở đây, List không bận tâm tới tính luân lý của sự tiêu dùng. Thay vào đó, ông quan tâm tới sự yên vui về cả chiến lược lẫn vật chất. Về chiến lược, các quốc gia cuối cùng phụ thuộc hoặc độc lập tùy theo năng lực của họ để tự tạo ra những sản phẩm cho chính họ. Tại sao người Mỹ Latinh, người Phi châu và người Á châu lại phụ thuộc Anh và Pháp vào thế kỷ XIX? Vì họ không thể chế tạo ra các cỗ máy và vũ khí mà người Âu châu có thể làm ra.

Về vật chất, mức độ giàu có của một xã hội về lâu về dài sẽ lớn hơn nếu xã hội đó cũng kiểm soát các hoạt động [sản xuất] tân tiến. Có nghĩa là, nếu mua hàng tấn thép hoặc thùng rượu với giá hời trong năm nay, thì bạn sẽ giàu hơn, với tư cách là một người tiêu dùng, ngay lập tức. Nhưng trong hơn 10 hoặc 50 năm sau, bạn và con cái bạn có thể trở nên vững mạnh hơn với tư cách là những người tiêu dùng và những nhà sản xuất nếu bạn tự học cách làm ra thép và rượu. Nếu có thể làm ra thép thay vì chỉ có thể mua nó, thì bạn sẽ có thể chế tạo các máy công cụ tốt hơn. Nếu có thể chế tạo các máy công cụ, thì bạn sẽ có thể chế tạo các động cơ, rô bốt, máy bay tốt hơn. Nếu bạn có thể chế tạo động cơ, rô bốt và máy bay, thì con cháu bạn sẽ có nhiều khả năng tạo ra các sản phẩm tân tiến và kiếm được thu nhập cao trong những thập kỷ tiếp theo.

Trường phái Đức cho rằng việc nhấn mạnh sự tiêu dùng cuối cùng sẽ tự chuốc thất bại. Điều này sẽ khiến hệ thống chệch ra khỏi việc tạo ra của cải vật chất — và cuối cùng khiến nó không thể tiêu thụ được nhiều nữa. Hãy sử dụng một phép loại suy đơn giản: một tác dụng của việc thường xuyên tập thể dục là có thể ăn nhiều thức ăn hơn, cũng như một tác động của việc sản xuất tăng đều là có thể tiêu thụ được nhiều hơn. Nhưng nếu tin rằng lý do để tập thể dục là để cho phép bản thân ăn nhiều hơn, thay vì hướng tới các lợi ích lâu dài, thì người ta sẽ hành xử theo một cách khác biệt. Luận cứ của List là phát triển sức mạnh sản xuất mà bản thân nó chính là một phần thưởng. “Nguồn lực sản xuất là thân cây mà trên đó nó sinh ra của cải vật chất,” List viết điều này trong một cuốn sách khác, có nhan đề Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia |The National System of Political Economy|.

Cây sinh trái có giá trị hơn chính bản thân trái ... Mức độ thịnh vượng của một quốc gia không ... lớn hơn ở tỷ trọng mà quốc gia đó tích lũy được nhiều của cải hơn (tức là các giá trị trao đổi), mà ở tỷ trọng mà nó đã phát triển các sức mạnh sản xuất của nó nhiều hơn.

¢ Quá trình đối lập với kết quả.

Trong kinh tế học và chính trị học, lý thuyết của người Anh-Mỹ nhấn mạnh cách trò chơi được diễn ra, chứ không phải là việc ai thắng ai thua. Nếu các quy tắc là công bằng, thì ứng viên xuất sắc nhất sẽ thắng. Nếu muốn nền chính trị tốt hơn hoặc một nền kinh tế vững mạnh hơn, thì bạn nên tập trung vào việc cải cách các quy tắc mà dựa vào đó các cuộc đấu tranh chính trị và kinh tế được tiến hành. Hãy đảm bảo rằng mọi người đều có quyền bỏ phiếu; hãy đảm bảo rằng ai ai cũng đều có thể mang các sản phẩm mới ra thị trường. Bất cứ điều gì mà mọi người chọn theo những quy tắc công bằng đó sẽ là kết quả tốt nhất như trong định nghĩa. Abraham Lincoln hay Warren Harding, Shakespeare hay tạp chí Penthouse — trong một hệ thống công bằng, bất cứ điều gì mà mọi người chọn đều sẽ đúng đắn.

Theo nhãn quan này, vai trò của chính phủ không phải là nói cho dân chúng biết họ nên mưu cầu hạnh phúc hay trở nên giàu có như thế nào. Mà thay vào đó, vai trò của chính phủ là trọng tài — đảm bảo không ai gian lận hoặc bẻ cong các quy tắc của “cuộc chơi công bằng”, cho dù do gian lận phiếu bầu trong địa hạt chính trị hay độc quyền trong địa hạt kinh tế.

Vào cuối thế kỷ XX, ví dụ minh họa thực tiễn rõ ràng nhất cho chính sách này là thị trường tài chính Hoa Kỳ. Chính phủ chủ động tham gia — nhưng chỉ để bảo hộ quá trình chứ không phải để chỉ đạo các kết quả. Chính phủ thực thi các hoạt động phức tạp để cố gắng ngăn chặn các viên chức của tập đoàn giao dịch thông tin nội bộ. Chính phủ yêu cầu các tập đoàn phải công bố các báo cáo tài chính chi tiết hàng quý, để tất cả các nhà đầu tư đều biết cùng một thông tin để làm việc. Các công ty phải hầu tòa — gồm các tập đoàn IBM, AT&T — bất cứ khi nào họ có vẻ đang tăng trưởng quá mãnh liệt và cản trở các đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Chính phủ khiến các nhà quản lý quỹ hưu trí phải chịu sự trừng phạt nếu họ không đầu tư các tài sản của họ vào nơi có cổ tức lớn nhất.

Đây đều là những cách để đảm bảo rằng thị trường sẽ “định giá đúng” |get prices right|, như các kinh tế gia nói, để các khoản đầu tư sẽ được sử dụng tốt nhất có thể. Ngoài ra, thị trường xác định tiền sẽ đi đâu về đâu. Nó xác định các khoản vay ngắn hạn để bù đắp thâm hụt ngân sách sẽ về đâu ở Mexico hay Hoa Kỳ? Tốt. Nó xác định việc đầu tư dài hạn vào thí nghiệm hợp hạch lạnh sẽ được thực thi như thế nào? Tốt. Thị trường sẽ tự động định giá đúng cho mỗi khách hàng tiềm năng. Nếu những động cơ nhiệt hạch thực sự đã cách mạng hóa thế giới, thì các nhà đầu tư sẽ tự nguyện mạo hiểm đặt tiền của họ vào đó.

Góc nhìn của người Đức có tính gia trưởng hơn. Mọi người đều có thể không tự động chọn xã hội tốt nhất hoặc chọn cách sử dụng tiền tốt nhất. Vì thế, nhà nước phải quan tâm tới cả quá trình lẫn kết quả. Với việc thể hiện một biến thể khác của người Á châu về góc nhìn của người Đức, nhà xã hội học Ronald Dore đã viết rằng người Nhật — “giống như tất cả các nhà Nho thiện hảo” — tin rằng “việc bạn không thể có được một xã hội tử tế, luân lý, thậm chí chẳng có được một xã hội hiệu quả, chỉ đơn giản là vì bạn thoát khỏi các cơ chế của thị trường do động cơ tư lợi thúc đẩy.” Vậy, những điều này cũng y hệt như những điều Friedrich List nói.

¢ Các cá nhân đối lập với quốc gia.

Góc nhìn của người Anh-Mỹ tập trung vào việc các cá nhân đánh giá như thế nào trong vai trò là người tiêu dùng và vào việc cả thế giới đánh giá ra sao trong vai trò là một hệ thống giao thương. Nhưng nó không thực sự quan tâm tới các cấp độ trung gian giữa một con người cụ thể và toàn bộ 5 tỷ người [vào năm 1993] — tức, bao gồm các cộng đồng và quốc gia.

Lời phê phán này có vẻ lạ, khi Adam Smith gọi công trình vĩ đại của mình là Của cải của các Dân tộc. Đúng là Smith là một người quan tâm nhiều hơn tới một nền quốc phòng hơn tới hầu hết những người hiện đang nhắc đến tên ông. Ví dụ, ông cho rằng nghệ thuật chiến tranh là nghệ thuật “cao quý nhất”, và ông tán thành các mức thuế khác nhau để giữ cho các ngành liên quan tới quốc phòng tăng trưởng mạnh mẽ — mà vào thời đó có nghĩa là sản xuất vải buồm. Ông cũng cho rằng vì quốc phòng “có tầm quan trọng hơn nhiều so với sự phồn vinh, đạo luật hàng hải có lẽ là khôn ngoan nhất trong tất cả các quy định thương mại của nước Anh.” Dĩ nhiên, “đạo luật hàng hải” này là hoạt động lập pháp bảo hộ trắng trợn được thiết kế để thu hẹp việc vận chuyển các sản phẩm nhập vào và xuất ra khỏi nước Anh về cho hầu hết các con tàu của người Anh.

Tuy nhiên, giả định đằng sau mô hình của người Anh-Mỹ là nếu bạn chăm sóc các cá nhân, thì những cộng đồng và các quốc gia sẽ chăm sóc lại chính họ. Một số cộng đồng sẽ chịu thiệt hại, vì các ngành công nghiệp đang chết dần chết mòn và những nhà sản xuất kém hiệu quả sẽ khốn đốn, song các cộng đồng khác sẽ vươn lên. Còn đối với các quốc gia xét như là một tổng thể, bên cạnh lĩnh vực quốc phòng hẹp, chúng [các cộng đồng] không được cho là có các lợi ích kinh tế. Không có lợi ích kinh tế chung nào của “người Mỹ” hoặc “người Anh” ngoài phúc lợi của những người tiêu dùng cá nhân đang sống ở Mỹ hoặc ở Vương quốc Anh.

Góc nhìn của người Đức thì quan tâm nhiều hơn tới phúc lợi, nhất là chủ quyền, của những người trong các nhóm — trong các cộng đồng, trong các quốc gia. Đây là mối liên hệ rõ nhất của góc nhìn này với những chiến lược kinh tế của người châu Á ngày nay. Friedrich List lên án nặng nề “các lý thuyết gia toàn cầu”, như Adam Smith, người bỏ qua thực tế rằng trong một mức độ nhất định, những người dân trong các quốc gia và phúc lợi của họ phụ thuộc vào việc những người hàng xóm của họ phản ứng như thế nào. Trong thế giới hiện thực, hạnh phúc phụ thuộc nhiều vào số tiền bạn đem về nhà. Nếu những người hàng xóm láng giềng quanh bạn cũng cảm thấy thoải mái (cho dù, lý tưởng là, không thoải mái như bạn), thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và an toàn hơn là trong trường hợp họ không còn hy vọng. Tóm lại, đây là trường hợp mà người Nhật ngày nay phản ứng để chống lại nền kinh tế Mỹ: tuy các nhà quản lý và chuyên gia người Mỹ sống xa hoa hơn những người đồng cấp của họ ở Nhật, song họ phải tự bảo vệ mình, về mặt thể chất và luân lý, chống lại những người tuyệt vọng cùng chung quê hương.

Dưới góc nhìn của người Đức, câu trả lời cho tình trạng khó khăn này là chúng ta phải quan tâm rõ rệt tới phúc lợi của quốc gia. Nếu một người tiêu dùng phải trả nhiều hơn 10% cho một sản phẩm do người hàng xóm của họ làm ra so với một sản phẩm tới từ nước ngoài, thì điều đó sẽ trở nên tồi tệ hơn đối với anh ta trong ngắn hạn. Nhưng về lâu về dài, và theo các định nghĩa rộng nhất về sự yên vui, anh ta có thể sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Như List viết trong cuốn Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia:

Tuy nhiên, giữa mỗi cá nhân và cả loài người, là QUỐC GIA, với ngôn ngữ và nền văn chương đặc biệt, với nguồn gốc và lịch sử đặc biệt của nó, với cách ứng xử và phong tục, luật pháp và thể chế đặc biệt, với tất cả những khẳng định về sự tồn tại, độc lập, sự hoàn thiện, và tiếp tục hiện diện trong tương lai, và với khu vực lãnh thổ của riêng nó; đó là một xã hội được thống nhất bởi hàng ngàn mối quan hệ của trí óc và các lợi ích, tự kết hợp thành một chỉnh thể độc lập.

Dưới góc nhìn của người Đức, các chính sách kinh tế là tốt hay xấu sẽ tùy thuộc vào việc chúng có tính đến lợi ích kinh tế quốc gia hay không. Điều này dẫn tới những sự phân biệt như sau:

¢ Kinh doanh thời bình đối lập với kinh doanh thời chiến.

Cho tới nay, phần nổi bật nhất của góc nhìn của người Anh-Mỹ là ý tưởng rằng mọi quốc gia đều có thể thịnh vượng đồng thời. Trước Adam Smith, những người theo chủ nghĩa trọng thương Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã coi thương mại thế giới như một kiểu chiến tranh. Tôi thắng, bạn bại. Adam Smith và David Ricardo đã chứng minh rằng bạn và tôi đều có thể giành thắng lợi cùng lúc. Nếu tôi mua rượu của bạn và bạn mua len của tôi, thì cả hai chúng ta đều sẽ có nhiều thứ mình muốn hơn, với cùng một lượng lao động bỏ ra. Kết quả sẽ là tương tác “có tổng dương” của kinh tế gia cổ điển. Sự yên vui của bạn và của tôi cộng lại sẽ lớn hơn so với trước khi hai chúng ta giao dịch.

Người Đức có một quan niệm bi thảm hơn, hay giống như “tổng bằng không”, về cách các quốc gia tương tác với nhau. Một số quốc gia thì thắng; còn những quốc gia khác thì bại. Sức mạnh kinh tế thường dẫn tới quyền lực chính trị, vì thế sức mạnh này cho phép một quốc gia ra lệnh cho những quốc gia khác phải làm gì. Kể từ sau Thế Chiến II, các chính trị gia người Mỹ thường cho rằng mục tiêu giao thương của họ là một “sân chơi bình đẳng” để cạnh tranh trên khắp thế giới. Chính hình ảnh này ám chỉ về một mối quan hệ theo chiều ngang giữa các quốc gia, mà trong đó tất cả các quốc gia đó đều an hòa với tư cách là những đối thủ ‘kẻ tám lạng người nửa cân’ của nhau. Nhà văn người Mỹ John Audis đã viết trên tạp chí In These Times: “Những phép ẩn dụ theo chiều ngang này về cơ bản dễ gây hiểu lầm.

Thay vì được phân nhóm theo chiều ngang trên một mặt phẳng, các quốc gia luôn được tổ chức theo chiều dọc trong tiến trình phân công lao động có thứ bậc. Cấu trúc của nền kinh tế thế giới chính xác hơn là giống một kim tự tháp hoặc một hình nón hơn là một mặt phẳng. Vào thế kỷ XVII, người Hà Lan đứng trên đỉnh kim tự tháp trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó, sau 100 năm quá độ, khi người Anh và người Pháp đua tranh để giành vị trí tối cao, vào năm 1815, người Anh nổi lên như một cường quốc công nghiệp và tài chính hàng đầu thế giới, họ duy trì vị trí đó cho tới cuối thế kỷ XIX. Sau đó khoảng 40 năm quá độ, Hoa Kỳ đã bước lên đỉnh kim tự tháp sau Thế Chiến II. Giờ đây, chúng ta đang ở trong một giai đoạn quá độ tương tự, mà có khả năng là sau hai thập kỷ nữa, Nhật Bản sẽ nổi lên thành một cường quốc công nghiệp hàng đầu.

Tinh thần và logic tương tự cũng xuất hiện trong các luận cứ của List. Giao thương không chỉ là một trò chơi. Trải qua chiều dài lịch sử, một số quốc gia mất độc lập và quyền kiểm soát vận mệnh của họ nếu họ tụt hậu trong giao thương. Vì vậy, các quốc gia phải tư duy về chiến lược, chứ không chỉ nghĩ về nó giống như vấn đề họ có thể mua chiếc áo sơ mi rẻ nhất ở đâu trong tuần này.

Trong cuốn Hệ thống Kinh tế Chính trị Tự nhiên, List có viết một chương về chủ đề này, đó là chương “Quốc gia Thống trị” |The Dominant Nation|. Giống như nhiều điều khác được viết về Vương quốc Anh trong thế kỷ XIX, nó khiến người Mỹ trong thế kỷ XX đọc cảm thấy buồn vui lẫn lộn. “Các nhà công nghiệp chế tạo Anh dựa trên các thể chế chính trị và xã hội hiệu quả cao, dựa trên những cỗ máy mạnh mẽ, dựa trên nguồn vốn dồi dào, sản lượng lớn hơn tất cả các nước khác và dựa trên một mạng lưới giao thông nội địa hoàn chỉnh”, List nói về thập niên 1830, như nhiều người đã nói về Hoa Kỳ của thập niên 1950 và 1960.

Một quốc gia tạo ra các sản phẩm có giá rẻ hơn bất kỳ quốc gia nào khác và sở hữu nhiều vốn hơn bất cứ quốc gia nào khác có thể cung cấp cho các khách hàng của họ những khoản tín dụng đáng kể và lâu dài hơn bất kỳ quốc gia nào khác ... Bằng cách chấp nhận hoặc loại trừ việc nhập khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm khác của họ, nước Anh — tất cả những sản phẩm này đều vững mạnh với tư cách là một nước có các ngành công nghiệp chế tạo và thương mại — có thể đem lại các lợi ích to lớn hoặc gây những tổn thương lớn cho các quốc gia có nền kinh tế tương đối lạc hậu.

Đây là điều nước Anh đã mất khi không còn duy trì “vị trí thống trị” nữa, và cũng là điều Nhật Bản đang có được hiện giờ.

¢ Tính luân lý đối lập với sức mạnh.

Cho đến nay, góc nhìn của người Anh-Mỹ đã mang một tông chỉ luân lý có mầm mống từ khi Adam Smith viết cuốn sách của mình. Nếu một nước không đồng ý với những tiên đề của người Anh-Mỹ, thì điều này chỉ đồng nghĩa với việc: nó là một “nước gian lận”. Nhật Bản “gian lận” hệ thống giao thương thế giới thông qua việc bảo vệ những người nông dân trồng lúa của mình. Nước Mỹ “gian lận” trong việc hỗ trợ giá cho những người trồng củ cải đường và đặt ra nhiều hạn chế khác cho hoạt động giao thương. Malaysia “gian lận” bằng cách yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải gánh luôn các đối tác [doanh nghiệp] ở địa phương. Vân vân và vân vân. Nếu các quy tắc của hệ thống giao thương không được bảo vệ khỏi hoạt động gian lận như vậy, thì toàn bộ hệ thống có thể sụp đổ và dẫn tới cuộc Đại Suy thoái.

Dưới góc nhìn của người Đức, kinh tế học không phải là một vấn đề đúng hay sai, gian lận hay chơi công bằng. Mà nó đơn thuần chỉ là một vấn đề mạnh hay yếu. Những vị thần giao thương sẽ giúp những ai tự giúp mình. Chẳng có bộ luật danh dự nào bênh vực kẻ yếu, như người Mỹ Latinh và người Phi châu ngày nay có thể xác thực. Nếu một quốc gia quyết định tự giúp mình — bằng cách bảo hộ các ngành công nghiệp của mình, phân biệt đối xử với các sản phẩm nước ngoài — thì đó là một quyết định, chứ không phải là một lỗi lầm.

Thực Tại Không Như Mong Ước

Tại sao lại đem người Đức đặt vào đây? Vì họ có ảnh hưởng lâu dài — bên ngoài khối Anh-Mỹ. Với sự xuất hiện của Phó đề đốc Matthew Perry và các pháo thuyền Mỹ của ông ấy vào năm 1853, người Nhật nhận ra rằng thế giới phương Tây đã bỏ xa họ về cả công nghệ thương mại lẫn công nghệ quân sự. Trên khắp phần còn lại của châu Á là những ví dụ về điều đã diễn ra với các nước yếu hơn các nước của người Âu châu hoặc của người Mỹ: chúng trở thành các thuộc địa. Trong suốt phần còn lại của thế kỷ XIX, các nhà lãnh đạo của Nhật Bản đã cống hiến hết mình để hiện đại hóa đất nước, để nó không còn chịu tổn thương nữa. Trong suốt nhiều thập kỷ sáng tạo bền vững được gọi là thời Minh Trị, từ năm 1868 tới năm 1912, các học giả, nhà công nghiệp và nhà điều hành người Nhật đã nghiên cứu kỹ lưỡng các học thuyết phương Tây về việc các nền kinh tế tăng trưởng như thế nào. Trong các tác phẩm của List và những lý thuyết gia khác ở châu Âu lục địa, họ nhận thấy một bộ các phương thuốc có sức thuyết phục hơn những lời dạy về tự do kinh doanh của Adam Smith.

Phần quan trọng nhất của luận cứ của người Đức-người Á châu là khả năng tàng hình gần như bất khả xâm phạm của nó trong thế giới của các nước nói tiếng Anh, nhất là Hoa Kỳ. Vấn đề không phải là người Mỹ không chấp nhận sự phân tích của người Đức: dù trên nhiều phương diện, thì nó không hoàn thiện. Vấn đề là họ không biết nó tồn tại. Ví dụ, trong một từ điển kinh tế học phổ biến, do các kinh tế gia người Mỹ và người Anh biên soạn và xuất bản năm 1991, có một lời giải thích dài về đường cong Laffer nhưng không hề đề cập gì tới List.

Robert Wade (1944-)

Một số kinh tế gia “thực sự” không hoàn toàn khép kín như vậy. Về bản chất, kể từ đầu thập niên 1980, các kinh tế gia tại một vài đại học Mỹ đã khám phá lại Friedrich List. (Nhưng không phải ở tất cả các đại học. Vào năm 1992, Robert Wade, tác giả của cuốn sách có ảnh hưởng lớn Điều tiết Thị trường |Governing the Market|, lùng sục công trình của List trong thư viện MIT. Wade trước đây từng giảng dạy ở Hàn Quốc, và ở đó ông tìm thấy rất nhiều công trình của List trong mọi hiệu sách trong học khu của trường. Nhưng trong danh mục của hệ thống thư viện MIT rộng lớn, Wade chỉ tìm thấy một tập sách duy nhất của List, Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia, ấn bản xuất bản năm 1885. Cuối cùng, khi Wade nhận được cuốn sách đó, ông thấy rằng nó được xem lần cuối vào năm 1966.) Họ đã xem xét ngày càng nhiều những thất bại trong mô hình của người Anh-Mỹ. Họ ngày càng tìm thấy nhiều chứng cứ cho thấy “việc gian lận”, dưới dáng hình của chủ nghĩa bảo hộ, có thể làm tăng sự giàu có của một quốc gia. Nhưng có rất ít tin tức như thế này lan tới những địa hạt mà ở đó kinh tế học thường được thảo luận — các bài xã luận trên báo chí, các chương trình trò chuyện trên truyền hình và các hình thức học thuật chuyên sâu khác nhằm xác định các ý tưởng hợp lý và không hợp lý. Khi nói về sự giàu, sự nghèo và vị trí của quốc gia họ trên thế giới, người Mỹ thường hành động như thể học thuyết của Adam Smith là học thuyết duy nhất hiện diện trên đời này.

Sau cuộc họp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Bangkok [Thái Lan] vào năm 1991, một cây bút xã luận cho tờ Wall Street Journal đã tuyên bố rằng “với một vài ngoại lệ bệnh hoạn, như những kẻ đang níu kéo sự suy tàn của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Hoa và Việt Nam chẳng hạn, thì có vẻ như những ý tưởng của Adam Smith, của Alfred Marshall, của Milton Friedman đã đắc thắng. Giờ đây, tất cả chúng ta đều là những nhà tư bản chủ nghĩa.”

Điều này chỉ đúng nếu chúng ta chấp nhận một phát biểu tầm thường và không chính xác nhất về ý nghĩa của một nhà tư bản chủ nghĩa. Các nền kinh tế đã tăng trưởng ấn tượng nhất ở thế hệ trước — từ Đức cho đến Thái Lan, từ Hàn Quốc cho tới Nhật Bản, tất cả các quốc gia này chắc chắn đều tin vào sự cạnh tranh. Những tập đoàn Toyota và Nissan tăng trưởng mạnh mẽ để đối đầu lẫn nhau. Những tập đoàn Daewoo và Hyundai cạnh tranh nhau trên các sản phẩm từ ô tô, máy vi tính cho tới máy giặt. Nhưng sẽ rất khó để tìm thấy một nhà doanh nghiệp hay một vị quan chức ở các nước này nói thẳng rằng những ngành này tăng trưởng “tự động” hay theo một cách “tự nhiên”.

Hai năm trước, trên một chuyên mục khác của tờ Wall Street Journal, chuyên mục này là một bài bình luận về một cuốn sách về giao thương, cho biết:

[Tác giả] nói rõ: ‘các lợi ích khi đơn phương áp dụng tự do giao thương hiện nay lớn hơn các lợi ích khi áp dụng đa phương tự do giao thương 10 hay 15 năm kể từ bây giờ’. Hãy hỏi Hồng Kông, vùng đất đã hoàn toàn tránh xa việc trả đũa và không phải ngẫu nhiên mà có tốc độ tăng trưởng [kinh tế] cao nhất thế giới trong 3 thập kỷ qua.

Đúng vậy — hãy hỏi Hồng Kông. Kể từ khi Thế Chiến II kết thúc, chính sách của Hồng Kông nói chung là tự do kinh doanh. So với phần còn lại của châu Á, Hồng Kông ít bị can thiệp hơn, ít kế hoạch hóa hơn và để mặc các nguồn lực thị trường hoạt động tự do nhiều hơn. Kết quả là gì? Trong thập niên 1980, thu nhập thực tế của người dân Hồng Kông tăng chậm hơn so với thu nhập của người dân Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Đài Loan. Đây là một nơi trung chuyển sầm uất, nhộn nhịp của các thương nhân, nhất là hoạt động thương mại xuất nhập với Trung Quốc. Nhưng với tư cách là một trung tâm công nghiệp, nó đang tụt hậu so với những vùng đất láng giềng.

Vào giữa thập niên 1980, David Aikman, một nhà báo của tạp chí Time, viết một cuốn sách về các nền kinh tế “thần kỳ” của châu Á. Ông viết, những thành công của Đài Loan và Hồng Kông, “chứng tỏ mức độ trung thành, một cách có ý thức hoặc không có ý thức, những nhà cầm quyền của hai nước này đối với những quan niệm của người Mỹ về kinh doanh tự do |free enterprise|”.

Mặc dù Hồng Kông thiếu các quy định, và cho dù ở Đài Loan có rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ, thì việc cho rằng một trong hai vùng đất này hành xử theo cách của “người Mỹ” khiến cụm từ này mất đi toàn bộ ý nghĩa của nó. Ví dụ, vào cuối năm 1987, hầu hết sản lượng thép nhập khẩu vào Đài Loan phải được sự chấp thuận của nhà sản xuất thép lớn của quốc gia, tập đoàn China Steel. Hoa Kỳ cũng bảo hộ ngành công nghiệp thép của mình, song điều này có lẽ không phải là ý của tác giả khi cho rằng Đài Loan đã “trung thành” với các quan niệm của người Mỹ về kinh doanh tự do.

“Có rất nhiều thông tin sai lệch về các chế độ giao thương của [Đài Loan và Hàn Quốc], thông tin sai lệch được các chính phủ tung ra để che giấu mức độ bảo hộ thực sự đã có”, kinh tế gia Robert Wade viết như thế trong một nghiên cứu toàn diện về Đài Loan và bác bỏ hầu như mọi điều trong cuốn sách của Aikman.

Các chế độ giao thương ở Đông Á không phù hợp trên nhiều phương diện quan trọng ngay cả với một phiên bản sửa đổi của sự mô tả chuẩn mực của một nhà kinh tế về thế nào là một chế độ giao thương tốt ... Thật ngạc nhiên và thậm chí đem lại tai tiếng khi các lý thuyết gia hàn lâm xuất sắc về chính sách giao thương... đã không cố gắng dung hòa những thực tế này về các chế độ giao thương ở Đông Á với các phương thuốc cốt lõi của họ [J. F. nhấn mạnh] ...

Bất kỳ người nào đọc các tờ báo của người Mỹ hoặc người Anh hoặc nghe các bài diễn thuyết chính trị bằng tiếng Anh đều có thể cung cấp các ví dụ khác. Nhưng chúng không cần thiết. Các lý thuyết của người Anh-Mỹ rõ ràng đã chiến thắng trong cuộc chiến về các ý tưởng — khi cuộc chiến đó được thực hiện bằng tiếng Anh. Các khái niệm về phúc lợi của người tiêu dùng, lợi thế so sánh và tự do giao thương nhất có thể giờ đây dường như không giống như các khái niệm mà hệt như các định luật tự nhiên. Nhưng các khái niệm này đã tách rời khỏi kinh nghiệm lịch sử.

Khi Chúng Ta Hành Động Theo Cách Họ Làm

William Lazonick (1945-)

Vào năm 1991, sử gia kinh tế William Lazonick xuất bản một cuốn sách hấp dẫn, Tổ chức kinh doanh và huyền thoại của nền kinh tế thị trường |Business Organization and the Myth of the Market Economy|. Nó xem xét cách các nền kinh tế công nghiệp đã vận hành như thế nào trong những năm các nước trở nên hùng cường nhất — nước Anh trong thế kỷ XVIII và XIX, Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX và XX, và Nhật Bản từ cuối thế kỷ XIX trở đi.

Dĩ nhiên, các nước này theo nhiều cách đều khác nhau. Vương quốc Anh có một đế chế khổng lồ; Hoa Kỳ có một biên giới rộng lớn; Nhật Bản có lợi thế khi áp dụng công nghệ mà những nước khác đã phát minh ra. Tuy nhiên, những câu chuyện thành công này có chung một chủ đề, Lazonick cho hay. Chẳng có nước nào đi theo mô hình ngày nay gọi là “chính sách giá đúng” |getting-prices right| và đặt phúc lợi của người tiêu dùng lên hàng đầu. Tất cả các nước này đều đã phải “gian lận” bằng cách nào đó để đạt thành công.

Friedrich List đã nói về chính điểm này vào thập niên 1840, khi nước Anh là câu chuyện thành công duy nhất về nền công nghiệp được quan sát. Người Anh lúc bấy giờ chỉ mới bắt đầu nghiêm túc rao giảng về học thuyết tự do giao thương. Họ đã bãi bỏ các sắc Luật về Ngô nổi tiếng vào năm 1846, khiến những người nông dân trong nước có hiệu quả thấp bị cạnh tranh từ nước ngoài. Tuy nhiên, từ hơn 150 năm trước đó, nước Anh đã trang bị vũ khí mạnh mẽ để vươn tới sự thịnh vượng bằng cách vi phạm mọi quy tắc tự do giao thương. Điều này sẽ lặp lại giống y như thế ở Nhật, vào thập niên 1990, nó cuối cùng đã mở cửa thị trường gạo cho sự cạnh tranh, nhân danh tự do giao thương — và sau đó tự thuyết phục bản thân rằng họ đã thực hiện theo cách tiếp cận không can thiệp như đối với ngành công nghiệp từ 150 năm trước đó. Lazonick cho biết, khi nước Anh đang xây dựng vị thế dẫn đầu về công nghệ của mình so với phần còn lại của thế giới, thì các nhà lãnh đạo của họ không chỉ quan tâm tới quá trình cạnh tranh. Mà họ còn quyết tâm kiểm soát kết quả, để họ có được những nhà công nghiệp chế tạo hùng mạnh nhất trên quả đất này.

Các kinh tế gia người Anh chỉ bắt đầu nói về chính sách giá đúng sau khi họ thành công trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp của mình thông qua việc định giá sai. Giá cả đã sai khi sự cạnh tranh giá rẻ từ các thuộc địa bị ngăn cấm. Họ đã sai khi Nhà Vua trợ cấp và khuyến khích đầu tư vào các nhà máy và một đội tàu. Họ đã đúng khi điều này khiến cho nền công nghiệp Anh tăng trưởng mạnh mẽ.

Vào thời điểm Adam Smith chào đời, Lazonick cho biết, người Anh có thể bắt đầu thuyết giảng cho các nước khác về sự điên rồ của những hàng rào thuế quan và sự bảo hộ. Tại sao nước Pháp (Mỹ, Phổ, Trung Hoa ...) phải trừng phạt những người tiêu dùng của mình bằng cách từ chối cho họ tiếp cận với vải giá rẻ, chất lượng tốt của người Anh? Tuy nhiên, các lý thuyết gia người Anh không tự hỏi lại bản thân mình rằng tại sao các sản phẩm của họ lại tân tiến như vậy, tại sao “thị trường thế giới … vào cuối thế kỷ XVIII lại nằm dưới sự kiểm soát của người Anh. Câu trả lời sẽ không liên quan gì tới tự do kinh doanh.

Thay vào đó, câu trả lời đầy đủ sẽ liên quan tới sức mạnh của hải quân của người Anh, sức mạnh đã đánh bại người Pháp và Tây Ban Nha để giúp các tàu buôn của người Anh chiếm lĩnh các tuyến đường [hàng hải] giao thương dễ dàng hơn. Nó sẽ liên quan tới các biện pháp chính trị nhằm ngăn cản người Bồ Đào Nha và người Ailen phát triển các ngành dệt may nhằm có thể cạnh tranh với các ngành dệt may của nước Anh. Ngoài ra câu trả lời còn liên quan tới các Đạo luật Hàng hải, chúng đảm bảo một sự độc quyền của người Anh trong một số ngành công nghiệp mà nước này muốn phát triển nhất. Câu trả lời liên quan tới việc rào lại đất đai và một loạt các biện pháp khác vốn dĩ cho phép những nhà công nghiệp chế tạo Anh tích lũy nhiều vốn hơn so với khi không có biện pháp này.

Lazonick tóm tắt quá trình này trong một đoạn văn mô tả chính xác về tình trạng khó khăn của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XX.

Người Anh ở thế kỷ XIX ủng hộ tự do kinh doanh vì, trước sự phát triển kinh tế tân tiến mà các ngành công nghiệp của họ đã đạt được, họ nghĩ rằng các công ty của họ có thể chịu được sự cạnh tranh cởi mở từ các quốc gia bên ngoài. [Họ muốn] thuyết phục các quốc gia khác rằng các nước này sẽ có lợi nhiều hơn nếu mở cửa thị trường cho các sản phẩm của người Anh ... [Họ] chấp nhận như một lẽ tự nhiên của cuộc sống về vị trí thống trị của Vương quốc Anh là “công xưởng chế tạo của thế giới” [J. F. nhấn mạnh]. Họ không bận tâm khi hỏi làm sao Vương quốc Anh đạt được vị thế đó ...

Nhưng sự phê phán cuối cùng dành cho hệ tư tưởng tư do kinh doanh ở thế kỷ XIX không phải là bỏ qua vai trò của sức mạnh quốc gia trong quá khứ và hiện tại của Vương quốc Anh. Đúng hơn, lời phê phán tối hậu là sẽ thất bại trong việc thấu hiểu về tương lai kinh tế của Vương quốc Anh nếu sử dụng khái niệm tự do kinh doanh — một tương lai mà khi đối mặt với các hệ thống hùng mạnh hơn của chủ nghĩa tư bản dân tộc, thì nền kinh tế của người Anh sẽ đi vào một tình trạng suy thoái tương đối lâu dài mà từ đó nó phải rất lâu mới có thể phục hồi.

Lịch sử kinh tế của nước Mỹ cũng đi theo cùng một khuôn mẫu. Trong khi nền công nghiệp Mỹ đang tăng trưởng, nước này không hề tôn trọng tự do kinh doanh. Sau khi đã tăng trưởng mạnh mẽ, Hoa Kỳ bắt đầu rao giảng về tự do kinh doanh cho phần còn lại của thế giới — và bắt đầu tự huyễn hoặc về lịch sử của riêng mình, tin rằng những khẩu hiệu về tự do kinh doanh là bí quyết thành công của mình.

Sự ủng hộ “có tính truyền thống” của người Mỹ đối với hoạt động tự do giao thương trên toàn thế giới là một hiện tượng khá gần đây. Nó chỉ bắt đầu từ cuối Thế Chiến II. Giai đoạn này chiếm ưu thế trong ký ức của hầu hết người Mỹ hiện còn sống nhưng không liên quan tới những năm mở rộng công nghiệp nhanh chóng nhất của nước Mỹ. Như sử gia kinh doanh Thomas McCraw, thuộc Trường Kinh doanh Harvard, đã chỉ ra, Hoa Kỳ, quốc gia ra đời cùng năm với cuốn Của cải của các Dân tộc, chưa bao giờ thực hiện chính sách trọng thương tuyệt đối toàn diện, như Tây Ban Nha từng làm ở thời thuộc địa. Nhưng “nó [nước Mỹ] đã thể hiện trong 150 năm sau Cách mạng Mỹ (1775 – 1783) một xu hướng rõ rệt về chủ nghĩa bảo hộ, chủ yếu thông qua công cụ hàng rào thuế quan.”

Học sinh Mỹ giờ đây biết rằng đất nước của chúng có phiên bản riêng của cuộc tranh luận giữa Smith-List, khi Thomas Jefferson và Alexander Hamilton tranh luận về loại hình nền kinh tế mà quốc gia mới [của họ] nên có. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của George Washington, Hamilton công bố “Báo cáo về những ngành công nghiệp chế tạo” nổi tiếng của mình, cho rằng nước này nên chủ động khuyến khích các ngành công nghiệp bằng hàng rào thuế quan và những khoản trợ cấp để cạnh tranh với người Anh hùng mạnh. Jefferson và những người khác đặt ra một tầm nhìn có tính nông thôn, chủ nghĩa cá nhân, điền chủ-nông dân cho tương lai của đất nước. Như mọi người được học trên lớp, Hamilton đã thua. Ông bị giết trong cuộc đấu súng tay đôi với Aaron Burr, kẻ không được vinh danh trên Núi Rushmore hoặc ở thủ đô, như Jefferson; ông vẫn tiếp tục hiện diện chủ yếu nhờ bức chân dung của mình trên tờ 10 đô. Tuy nhiên, đó là một kiểu thất bại kỳ lạ, trong hơn một thế kỷ sau khi Hamilton đệ trình báo cáo, Hoa Kỳ về cơ bản nghe theo lời khuyên của ông.

Vào năm 1810, Albert Gallatin, người kế nhiệm Hamilton làm Bộ trưởng Tài chính, cho rằng những nhà công nghiệp chế tạo Anh được hưởng những lợi thế có thể khiến người Mỹ không bao giờ đuổi kịp. Ông cho rằng, một “trở ngại mạnh mẽ” đối với ngành công nghiệp Mỹ là “tư bản (vốn) vô cùng cao hơn của Vương quốc Anh, nơi cho phép các thương gia nước này cung cấp các khoản tín dụng rất dài hạn, sinh lợi ít và đôi lúc phải hy sinh”.

Dĩ nhiên, đây chính xác là điều mà những nhà công nghiệp chế tạo người Mỹ nói về Nhật Bản. Chẳng có nhiều thay đổi trong các cuộc tranh luận về tự do giao thương và chủ nghĩa bảo hộ trong suốt 200 năm qua. Nếu ngôn ngữ xưa và những sự quy chiếu tới các ngành lỗi thời bị xóa bỏ khỏi báo cáo vào năm 1791 của Hamilton, thì nó có thể được tái bản vào năm 1991 và sẽ phù hợp với cuộc tranh luận về chính sách-công nghiệp. “Chẳng có mục đích nào mà ngân sách công lại có thể được sử dụng có lợi hơn là mua lại một ngành công nghiệp mới và hữu ích” là trọng tâm trong luận cứ của Hamilton — và tương tự, của nhiều kế hoạch kinh tế của Đảng Dân chủ [Mỹ] ngày nay [năm 1993].

Trong những năm trước Cách mạng Mỹ, hầu hết các nhà lãnh đạo ở các Thuộc địa [Anh ở Mỹ] đều ủng hộ khái niệm về các biện pháp bảo hộ của người Anh. Họ giận dữ trước các loại thuế và thuế mới trong thập niên 1760 và 1770 — nhưng họ đã thấy cách tiếp cận của Vương quốc Anh hiệu quả như thế nào đối với các ngành công nghiệp đang phát triển. Qua thế kỷ XIX, một hàng rào thuế quan quốc gia thích hợp tương đương với chế độ nô lệ như là một vấn đề gây chia rẽ dai dẳng. Người miền Bắc nói chung muốn có một mức thuế cao hơn, để bảo hộ các ngành công nghiệp của họ; còn người nông dân và người miền Nam muốn có mức thuế thấp hơn, để họ có thể mua nguồn cung cấp được nhập khẩu rẻ hơn. Nhiều chính trị gia là những người cởi mở và trung thực. “Tôi không biết nhiều về thuế quan”, Abraham Lincoln nói, theo một cách đáng phải là mẫu mực cho tính khiêm tốn. “Nhưng tôi biết nhiều về điều này. Khi mua các sản phẩm chế tạo ở nước ngoài, chúng ta nhận được các sản phẩm còn người nước ngoài nhận được tiền bạc. Khi mua các sản phẩm chế tạo trong nước, chúng ta nhận được cả sản phẩm lẫn tiền bạc.” Hoa Kỳ, ngay trước nhiệm kỳ của Lincoln, đã buộc người Nhật phải chấp nhận những hiệp ước “mở cửa” thị trường Nhật Bản. Những hiệp ước này quy định rằng Nhật Bản có thể áp đặt thuế quan không quá 5% đối với hầu hết các sản phẩm nhập khẩu. Còn mức thuế trung bình của nước Mỹ đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu [của Nhật Bản vào Mỹ] ở thời điểm đó hầu hết là 30%.

Vào thập niên 1880, Đại học Pennsylvania yêu cầu các giảng viên kinh tế không tán thành học thuyết tự do giao thương. Một thập kỷ sau, William McKinley cho rằng hàng rào thuế quan là vấn đề mấu chốt đối với sự giàu có của quốc gia: “Chúng ta dẫn đầu tất cả các quốc gia trong ngành nông nghiệp; chúng ta cũng dẫn đầu tất cả các quốc gia trong ngành khai khoáng; và chúng ta cũng dẫn đầu tất cả các quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo. Đây là những chiến tích mà chúng ta mang về sau 25 năm thực thi hàng rào thuế quan bảo hộ.” Mức thuế quốc gia dành cho các sản phẩm chịu thuế đã thay đổi, song nó vẫn ở mức trên 30% trong hầu hết thế kỷ XIX. Khi Hoa Kỳ bắt đầu rao giảng hoặc thực thi tự do giao thương, sau Thế Chiến II, mức thuế trung bình đánh lên hàng nhập khẩu giảm từ khoảng 9% vào năm 1945 xuống còn khoảng 4% vào cuối thập niên 1970.

Ngoài hàng rào thuế quan, nước Mỹ trong thế kỷ XIX còn tham gia rất nhiều vào kế hoạch hóa công nghiệp — đôi khi dưới tên gọi đó nhưng thường là nhân danh quốc phòng. Quân đội là cái cớ cho thứ mà bây giờ chúng ta gọi là tái thiết cơ sở hạ tầng, chọn những người chiến thắng, thúc đẩy nghiên cứu và điều phối tăng trưởng công nghiệp. Như Geoffrey Perret đã chỉ ra trong cuốn Một Đất nước do Chiến tranh tạo nên |A Country Made by War|, nhiều diễn biến mà ngày nay người ta cho rằng “điều đó là tốt cho đất nước” đã diễn ra chỉ vì lúc đó một người nào đó có thể cho rằng “Điều này sẽ tốt cho quân đội” — cho chính phủ một cái cớ để can thiệp.

Vào giữa thế kỷ XIX, những người định cư di chuyển về phía tây theo các tấm bản đồ do các nhà vẽ bản đồ của Quân đội vẽ, dọc theo các con đường do các kỹ sư Quân đội xây dựng và được các pháo đài của Quân đội bảo vệ. Vào cuối thế kỷ [XX] này, Hải quân Hoa Kỳ tìm cách đóng các tàu chiến lớn hơn, mạnh hơn và theo đó giúp thúc đẩy ngành công nghiệp thép [của Mỹ] trở thành ngành công nghiệp tân tiến nhất thế giới.

Ngay trước khi Thomas Jefferson nhậm chức Tổng thống, chính phủ Hoa Kỳ đã khởi động một dự án đầy tham vọng để chọn ra những người chiến thắng. Anh vượt Mỹ trong hầu hết mỗi loại hình chế tạo sản xuất, và ở một mức độ thấp hơn, Pháp cũng vậy. Bánh xe quay và bánh răng quay đã phát triển khắp châu Âu, song chúng chỉ vừa mới được như vậy ở đất nước Hoa Kỳ non trẻ. Vào năm 1798, Quốc hội [Mỹ] cho phép một thương vụ mua súng hỏa mai bất thường từ nhà phát minh Eli Whitney, lúc đó đang lâm vào cảnh khó khăn và nợ nần. Quốc hội [Mỹ] đề nghị cho ông ấy một hợp đồng chưa từng có để cung cấp 10.000 khẩu súng hỏa mai trong vòng 28 tháng. Đây là thời điểm mà tỷ lệ sản xuất trung bình là một khẩu súng hỏa mai/một người thợ/một tuần. Có được súng hỏa mai chỉ là một phần trong thứ mà Quốc hội [Mỹ] đã đạt được: đây là một cách thức để khởi động và cung cấp tài chính, một ngành công nghiệp sản xuất sản lượng lớn cho Hoa Kỳ. Whitney làm việc thâu đêm suốt sáng, phát triển thiết bị sản xuất hàng loạt đầu tiên của nước Mỹ, và trình diễn trước mặt các vị dân biểu. Ông mang một bộ khóa súng hỏa mai đã tháo rời tới Washington và mời các vị dân biểu Quốc hội [Mỹ] tự lắp các mảnh lại với nhau — điều này cho thấy rằng thời đại của các bộ phận được tiêu chuẩn hóa đã tới.

Perret kết luận: “Ngành công nghiệp vũ khí non trẻ Mỹ dẫn đầu, phần còn lại của nền công nghiệp chế tạo đi theo sau. “Không bị bỏ lại phía sau bởi cuộc Cách mạng Công nghiệp Hoa Kỳ, chỉ trong một thập kỷ và phần lớn nhờ vào một người đàn ông, đã bất ngờ vươn lên hàng đầu.” Nước Mỹ thực hiện bước này không phải bằng việc chờ đợi điều đó diễn ra mà bằng cách cố tình thúc đẩy kết quả mong muốn.

Trong hầu hết một thế kỷ rưỡi tiếp theo, chính phủ Hoa Kỳ ít quan tâm tới việc cải thiện quá trình cạnh tranh hơn là đạt được một kết quả cụ thể. Chính phủ Mỹ ít quan tâm tới chính sách giá đúng và quan tâm nhiều hơn tới việc tiến lên phía trước. Chủ đề này được thực hiện thông qua Dịch vụ Mở rộng Nông nghiệp |Agriculture Extension Service|, đưa thông tin tới những người nông dân nhanh hơn so với các nguồn lực của thị trường tự do có thể có; những chương trình đóng tàu ở cuối thế kỷ XIX kích thích các ngành công nghiệp máy-công cụ và gia công-kim loại; các hợp đồng đóng-máy bay; và nghiên cứu y tế.

Điều nước Mỹ thực sự làm trong quá trình công nghiệp hóa không phải là điều chúng ta tự nói với bản thân mình về quá trình công nghiệp hóa ngày nay. Phúc lợi của người tiêu dùng chỉ chiếm vị trí thứ hai; còn hoạt động thúc đẩy nền sản xuất được đặt lên hàng đầu. Một sự ưu tiên đối với các ngành chế tạo trong nước khiến người tiêu dùng phải tốn tiền. Một mức thuế cao đối với đường ray nhập khẩu của người Anh đã khiến hoạt động mở rộng các tuyến đường sắt của người Mỹ vào thập niên 1880 trở nên tốn kém hơn so với trước đó. Nhưng chính sách bảo hộ này diễn ra đồng thời với, và được cho là góp phần vào, sự trỗi dậy của một ngành công nghiệp thép có năng suất và hiệu quả cao của người Mỹ. Việc Hoa Kỳ muốn nỗ lực đuổi kịp Vương quốc Anh nên đã hành xử gần như giống với việc các nhà lãnh đạo thời Minh Trị (và thời hậu chiến [sau Thế Chiến II]) của Nhật Bản đang muốn nỗ lực đuổi kịp Hoa Kỳ. Alexander Hamilton, tuy đã chết và chẳng ai tiếc thương, song đã thắng.

Thomas McCraw cho rằng khuôn mẫu của người Mỹ không phải là một ngoại lệ kỳ lạ mà trên thực tế là một chuẩn mực. Những thành công lớn về nền công nghiệp trong hai thế kỷ qua — nước Mỹ sau Cách mạng, nước Đức thời Bismarck, nước Nhật sau Thế Chiến II — tất cả đều vi phạm các quy tắc về tự do kinh doanh. Ông nói, tuy có sự khác biệt rõ ràng giữa các nước này, song chiến lược kinh tế nền tảng là rất giống nhau.

Lý thuyết Sắc sảo, Thực tại Lộn xộn

Joseph Schumpeter (1883-1950)

Gần tới hồi kết sự nghiệp lâu dài của mình, kinh tế gia vĩ đại Joseph Schumpeter suy tư về điều ông sẽ làm nếu được trẻ lại. Giả sử ông thức dậy với vai trò là một sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế học có đôi mắt sáng thay vì là một vị giáo sư có làn da nhăn nheo. Ông sẽ chọn làm gì với số năm được phân bổ mới của mình?

Hoạt động nghiên cứu kinh tế học hiện đại đi theo ba nhánh chính: lý thuyết kinh tế, thống kê và lịch sử kinh tế. Vào thời kỳ viết của Schumpeter, lý thuyết kinh tế rõ ràng là lý thuyết hấp dẫn nhất trong số các nhánh, và thống kê có vẻ là thứ thực dụng nhất. Nhưng, Schumpeter cho hay, chắc chắn ông sẽ dành cả đời để nghiên cứu lịch sử kinh tế.

Đây có vẻ là một lựa chọn nhàm chán, và nếu đúng, nó đi vào trọng tâm của cách ta nghĩ về đời sống kinh tế. Kể từ khi Thế Chiến II kết thúc, và có lẽ kể từ thời Adam Smith, công việc trong lĩnh vực kinh tế học hấp dẫn đã có tính phi lịch sử sâu sắc. Một phần đây chỉ là vấn đề tô điểm. Mỗi năm trôi qua kể từ năm 1945, sách giáo khoa kinh tế học của người Mỹ ngày càng có nhiều công thức, đồ thị, biến toán học và phân tích hồi quy. Đồng thời, các cuốn sách này đã làm sáng tỏ thế giới hiện thực bằng liều lượng số liệu của những ví dụ cụ thể. Vào giữa thập niên 1980, các nhà nghiên cứu đã khảo sát 212 sinh viên tốt nghiệp từ các trường danh tiếng nhất về kinh tế học của người Mỹ, hỏi họ những yếu tố nào là ít nhiều cần thiết để thành công với tư cách là một kinh tế gia chuyên nghiệp. 65% sinh viên tốt nghiệp trả lời rằng phải “thông minh theo nghĩa là giỏi giải quyết các bài toán”. Chỉ có 3% cho biết điều rất quan trọng là phải có “sự hiểu biết toàn diện về nền kinh tế.”

Kinh tế học hiện đại đã trở nên cực kỳ chính xác về một loại vấn đề nhưng ngày càng ít quan tâm tới vấn đề khác. Các kinh tế gia người Anh-Mỹ dành nhiều nỗ lực của họ cho “các nghiên cứu về cân bằng và “tối ưu hóa có ràng buộc” |constrained optimization|[*] — về bản chất, các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm liên quan tới kinh tế học. Trong một phòng thí nghiệm, bạn có thể kiểm soát nhiều biến — nhiệt độ, độ sáng hoặc độ nhiễm bẩn — để tập trung vào nhân tố duy nhất mà bạn muốn hiểu. Trong kinh tế học toán, bạn có thể “kiểm soát” nhiều biến bằng cách coi chúng là điều cho trước, và sau đó tập trung vào những điều bạn muốn hiểu. Như một giả thiết đã cho trước, một số người là giới chủ còn những người khác là giới cần lao, Hàn Quốc có ngành công nghiệp bán dẫn, còn Mali thì không, nữ giới kiếm được ít tiền hơn nam giới. Sau đó, bạn tính toán, trong những ràng buộc này, kết quả tốt nhất có thể — Mali nên theo đuổi chính sách giao thương nào, thuế thừa kế nào sẽ khiến cho một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất.

Trong phạm vi của những điều kiện phòng thí nghiệm này, các công cụ phân tích kinh tế là cực mạnh. Bằng chính sách giá đúng, Mali sẽ sử dụng tốt nhất các nguồn lực mà nó có trong tay. Nhưng các câu hỏi kinh tế quan trọng và thú vị nhất liên quan tới bản thân các giả định và các ràng buộc. Tại sao một số nước thường xuyên lại nghèo khó như vậy? Tại sao các nước khác đã thực thi rất nhiều điều để vượt lên phía trước?

Sự phân tích kinh tế có thể cho bạn biết ở đâu bạn có thể nhận được lợi tức đầu tư tốt nhất trong tuần này. Nó có thể cho bạn biết về sự thay đổi về các thuế suất có thể tác động như thế nào lên tỷ suất thất nghiệp trong năm nay. Nó thậm chí có thể cho bạn biết về mức thuế mới có khả năng tác động như thế nào lên sản lượng của giao thương thế giới trong suốt thập kỷ này. Nhưng nó còn trải qua một khoảng thời gian rất khó khăn để lý giải về những thăng trầm lớn hơn trong các vấn đề thế giới: tại sao chính nước Anh chứ không phải nước Pháp lại thống trị nền kinh tế thế giới ở thế kỷ XIX; tại sao chính nước Đức chứ không phải Ba Lan công nghiệp hóa nhanh chóng vào cuối thế kỷ đó; tại sao Nhật Bản lại đuổi kịp vào đầu thế kỷ XX và một lần nữa ở thời điểm bây giờ [năm 1993]. Kinh tế học là một công cụ tuyệt vời để phân tích các xu hướng và sự thay đổi khi các quốc gia đã xác định được thứ hạng của mình. Tuy nhiên, chính sách giá đúng không phải là điều tốt tới mức giúp chúng ta hiểu được bằng cách nào các quốc gia lên được những thứ hạng đó và tại sao các thứ hạng lại thay đổi.

Đây sẽ chẳng phải là một thất bại nghiêm trọng ngoại trừ việc hầu hết mọi người đều tin rằng chính sách giá đúng cho chúng ta biết về những điều diễn ra trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn. Thật vậy, chứng cứ lâu dài cho thấy rằng việc định giá sai — tức là vi phạm các quy tắc trong kinh tế học của người Anh-Mỹ có thể là điều không thể thiếu đối với các quốc gia đang cố gắng tiến lên phía trước.

Alice Amsden (1943-2012)

Vào cuối thập niên 1980, kinh tế gia Alice Amsden viết một cuốn sách về nền kinh tế Hàn Quốc mang tên Người khổng lồ tiếp theo của châu Á (Asia’s Next Giant). Trong cuốn sách đó và các tác phẩm tiếp theo, bà cho rằng sự trỗi dậy sau Thế Chiến II của Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng với những kỳ tích công nghiệp của Nhật Bản và với quá trình công nghiệp hóa của nước Đức trong thế kỷ XIX. Bà cho hay, chẳng có nước nào trong số những trường hợp này thực thi chính sách giá đúng cả, và để cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng tự do quyết định nơi họ sẽ đặt tiền của mình. Bà nói, bí mật thực sự là nếu một nước không cố tình gian lận trong những thị trường để định giá sai, thì nước đó sẽ chẳng còn hy vọng nào để đuổi kịp trong cuộc đua công nghiệp nữa.

Chìa khóa của sự phát triển theo chủ nghĩa tư bản, dưới góc nhìn này, cuối cùng là vốn. Nếu muốn xây dựng các nhà máy, tận dụng các đối thủ cạnh tranh để vượt lên trước họ về năng suất, đào tạo người lao động của mình để họ có thể sản xuất nhiều hơn những người lao động ở các quốc gia khác, thì bạn cần tiền. Nếu là một quốc gia nghèo, thì bạn không có đủ tiền để bắt đầu; còn nếu là một quốc gia giàu, thì bạn có thể đã cam kết chi thêm tiền cho các chương trình hưu trí và trợ cấp, như Hoa Kỳ hiện có. Dù sao đi nữa, bạn vẫn cần tiền — cho các nhà máy mới, cho hoạt động nghiên cứu, cho những mạng lưới phân phối. Bằng cách nào để bạn có được điều đó?

Về lịch sử, Amsden kết luận, các quốc gia thành công đã kiếm thêm tiền bằng cách gian lận trong những thị trường của họ. Mục tiêu là khiến dân chúng tiết kiệm nhiều hơn trên tiền lương của họ, và các ngân hàng cho vay nhiều tiền hơn để mở rộng công nghiệp trong dài hạn, so với các nguồn lực thị trường thông thường cho phép. Để khiến người dân tiết kiệm, một nước cần tăng lãi suất; để cho phép các doanh nghiệp đầu tư, nước ấy cần phải giữ lãi suất thấp. Theo lý thuyết của người Anh-Mỹ, nước đó sẽ chỉ để hai nguồn lực này chọi nhau cho tới khi chúng đạt tới trạng thái cân bằng tự nhiên. Nhưng đó không phải là cách phát triển thành công đã thực sự xảy ra, Amsden nói.

Hoạt động mở rộng công nghiệp phụ thuộc vào tiết kiệm và đầu tư, song ở các nước ‘lạc hậu’, nhất là tiết kiệm và đầu tư đang mâu thuẫn về mức lãi suất lý tưởng, cao trong trường hợp này, còn thấp trong trường hợp kia. Ở Hàn Quốc và các nước công nghiệp hóa muộn khác, cuộc xung đột này được hóa giải bằng trợ cấp [công nghiệp] ... Vì vậy, chính phủ đã thiết lập nhiều mức giá cho các khoản vay, chỉ một trong số đó có thể là “đúng” theo quy luật cung và cầu. Hơn nữa, mức giá quan trọng nhất — với khoản tín dụng dài hạn — cực kỳ ‘sai’ ở một nước khan hiếm vốn, giá thực của nó, do lạm phát, là âm.

Nghĩa là, để có đủ tiền vào tay các ngành công nghiệp của mình, Hàn Quốc cần phải bỏ qua hay thay đổi các quy tắc. Điều quan trọng về cam kết này là, Amsden nhấn mạnh, đó chẳng phải là một sự may mắn Hàn Quốc. Mỗi một nước khi đuổi kịp các nước khác đều phải làm như vậy bằng cách gian lận các quy tắc của mình: bòn rút thêm tiền bạc từ người dân và lãnh đạo để tiền vào tay các nhà tư bản công nghiệp.

Người Mỹ và những người Anh ngày nay có thể không thích hệ thống mới này, điều này khiến cho đời sống kinh tế của họ trở nên khó khăn và khó hiểu hơn khi không có nó. Họ không bắt buộc phải cố gắng bắt chước cấu trúc của nó, vốn theo nhiều cách phù hợp với hoàn cảnh xã hội của Đông Á hơn là của Hoa Kỳ hay Vương quốc Anh hiện đại. Nhưng thế giới của các nước nói tiếng Anh nên ngừng phớt lờ sự tồn tại của hệ thống này — và ngừng giả vờ rằng nó không thành công.

Chúng tôi muốn biết bạn nghĩ gì về bài báo này. Hãy gửi một lá thư cho người biên tập hoặc viết thư tới địa chỉ mail@theatlantic.com.

James Fallows (1949-)

JAMES FALLOWS là cây bút chính của tờ The Atlantic và đã viết cho tạp chí này từ cuối thập niên 1970. Ông viết báo về nhiều chủ đề ở bên ngoài Hoa Kỳ và từng là người soạn bài diễn thuyết chính của Tổng thống Jimmy Carter. Ông và vợ mình, bà Deborah Fallows, là đồng tác giả của cuốn sách Our Towns: A 100,000-Mile Journey Into the Heart of America [Các Thị trấn của Chúng ta: Hành trình Mười vạn dặm vào lòng nước Mỹ] xuất bản vào năm 2018, đây là cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ và nó cũng là cơ sở của một bộ phim tài liệu ra mắt sau đó của hãng HBO.

Nguyễn Việt Anh dịch

Nguồn: How the World Works, The Atlantic, Dec 1993.




Chú thích của người dịch:

[*] Tối ưu hóa có ràng buộc |constrained optimization| là quá trình tối đa hóa hoặc tối thiểu hóa hàm mục tiêu, trong đó các biến lựa chọn phụ thuộc vào một số ràng buộc nào đó. Chẳng hạn khi tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng phụ thuộc vào giới hạn ngân sách. Phương pháp Lagrange là một trong những phương pháp toán được sử dụng để xử lý loại vấn đề này.

Trong toán học, tối ưu hóa có ràng buộc cũng là quá trình tối ưu hóa một hàm mục tiêu đối với một số biến với sự hiện diện của các ràng buộc lên các biến đó. Hàm mục tiêu có thể là hàm chi phí hoặc hàm năng lượng, với mục tiêu cần được giảm thiểu tối đa, hoặc hàm phần thưởng hoặc hàm tiện ích, những hàm có mục tiêu phải được tối đa hóa. Các ràng buộc có thể là một “ràng buộc cứng”, là những điều kiện đặt cho các biến được yêu cầu phải được thỏa mãn, hoặc các “ràng buộc mềm”, những ràng buộc có một số giá trị biến không được chấp nhận trong hàm mục tiêu và dựa trên mức độ nào đó, các điều kiện trên các biến không được thỏa mãn.

Print Friendly and PDF