22.9.21

Covax thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu chuyển giao vắc xin năm 2021 của mình - điều gì là sai lầm trong cuộc chiến chống chủ nghĩa dân tộc vắc xin?

COVAX THẤT BẠI TRONG VIỆC HOÀN THÀNH MỤC TIÊU CHUYỂN GIAO VẮC XIN NĂM 2021 CỦA MÌNH - ĐIỀU GÌ LÀ SAI LẦM TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VẮC XIN?

Tác giả: Rory Horner

Một lô vắc xin của Covax từ Hoa Kỳ tại Timor Leste. Antonio Dasiparu/EPA-EFE

Dự báo về nguồn cung mới nhất cho Covax - chương trình chia sẻ vắc xin COVID-19 trên toàn thế giới - cho thấy rằng việc tăng tốc tiêm chủng ở các nước có thu nhập thấp dường như khó xảy ra. Covax ước tính họ sẽ phân phối được 1,425 tỷ liều vắc xin vào cuối năm 2021, ít hơn đáng kể so với con số 2 tỷ liều mà họ đã đặt mục tiêu vào đầu năm nay.

Chỉ có 280,5 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được cung cấp thông qua Covax tính đến ngày 15 tháng 9 năm 2021. Với việc một số nước có thu nhập cao đang triển khai các liều vắc xin tăng cường và tiêm chủng cho trẻ em thậm chí trước cả khi nhiều nước có thu nhập thấp tiêm liều đầu tiên cho người trưởng thành, sự bất bình đẳng về vắc xin đang không hề có dấu hiệu biến mất.

Việc Covax không đạt kỳ vọng như dự báo ban đầu của họ cho năm 2021 không phải là một điều bất ngờ. Giám đốc điều hành của Viện Huyết thanh Ấn Độ (Serum Institute of India), theo kế hoạch ban đầu là nhà cung cấp ​​ln nht cho sáng kiến [Covax], đã gieo nghi ngờ về con số 2 tỷ ngay sau khi nó được đưa ra, đề xuất rằng để đạt được cột mốc này sẽ mất thêm sáu tháng.

Tedros A. Ghebreyesus (1965-)

Một vấn đề quan trọng đó là giành được một vị trí tốt trong hàng đợi vắc xin. Trong khi Covax đang huy động tiền sau khi ra mắt vào tháng 6 năm 2020, nhiều nước có thu nhập cao đã mua phần lớn nguồn cung ban đầu từ các nhà sản xuất. Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lập luận rằng mặc dù đang cung cấp hỗ trợ tài chính cho sáng kiến này, các nền kinh tế lớn nhất thế giới lại ngấm ngầm làm suy yếu Covax.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là vào cuối tháng 3, khi việc xuất khẩu vắc xin COVID-19 từ Ấn Độ - nhà sản xuất vắc xin COVID-19 lớn nhất thế giới - bị hoãn lại. Sản lượng của Ấn Độ đã được chuyển hướng trở thành nguồn cung nội địa do làn sóng thứ hai tàn phá đất nước. Viện Huyết thanh Ấn Độ đã được dự kiến ​​là ngun cung cho Covax vi hơn mt t liu vào năm 2021. Hin ti, vic xut khu vn chưa được khôi phc li, nước này ch xut khu được 20 triệu liều cho Covax.

Kết quả là, các nước có thu nhập thấp, vốn là mục tiêu chính của chương trình, vẫn bị tụt hậu rất nhiều trong việc tiêm chủng COVID-19. Trung bình cứ 100 người ở các nước có thu nhập thấp, có ba liều vắc xin COVID-19 đã được phân phối so với hơn 120 liều ở các nước có thu nhập cao.

Điều gì xảy ra tiếp theo đối với các nước có thu nhập thấp?

Trong dự báo mới nhất của mình, Covax cho biết họ đang “đối thoại liên tục với Chính phủ Ấn Độ” về các nguồn cung vắc xin COVID-19 và rằng “thời điểm và mức độ kiểm soát xuất khẩu ở Ấn Độ” được đưa ra là một nguyên nhân chính của sự bất trắc. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ cũng đã vào cuộc nhằm thúc đẩy Ấn Độ khôi phục việc xuất khẩu cho Covax, nhưng các dấu hiệu không mấy khả quan. Một quan chức cấp cao của chính phủ Ấn Độ được dẫn lời gần đây đã nói rằng Ấn Độ sẽ không khôi phục việc chia sẻ các liều vắc xin cho đến khi tất cả người trưởng thành trong nước được chủng ngừa.

Mặc dù Ấn Độ đã đạt được tiến bộ nhanh chóng trong việc tiêm chủng, với hơn 780 triệu liều đã được phân phối, chỉ có 196 triệu người đã được tiêm hai liều. Việc chủng ngừa cho toàn bộ người trưởng thành ở Ấn Độ được đặt mục tiêu đến trước thời điểm cuối năm 2021 - có khoảng 1 tỷ người trưởng thành ở nước này.

Covax đã đưa ra những yêu cầu khác cho các nước quyên tặng và các nhà sản xuất, nhất là đối với các nước có tỷ lệ bao phủ vắc xin cao mà đang đứng trước Covax trong hàng đợi của nhà sản xuất rằng họ nên từ bỏ vị trí của mình, và [những yêu cầu] đối với việc tăng cường quyên tặng từ các nước có tỷ lệ người dân đã được tiêm chủng cao. Những yêu cầu này không phải là mới, người đứng đầu WHO thừa nhận là ông “giống như một kẻ nhai đi nhai lại” khi đưa ra chúng.

Những lời kêu gọi quyên tặng nhiều hơn đã không dẫn đến việc gia tăng số liều vắc xin được gửi đến các nước có nhu cầu. Daniel Irungu / EPA-EFE

Các cam kết quyên tặng vắc xin cho đến nay vẫn chưa tạo ra được những tác động đáng kể vào việc thực sự khiến mọi người được tiêm chủng. Trong tháng 6, các nước G7 đã cam kết quyên tặng 1 tỷ liều vắc xin cho “các nước nghèo”, Vương quốc Anh cam kết 100 triệu liều trong số đó. Tuy nhiên, cho đến nay, Vương quốc Anh chỉ chuyển giao 5,1 triệu liều cho Covax và chỉ gửi tổng cộng 10,3 triệu liều ra nước ngoài.

Đồng thời, Vương quốc Anh đã thực sự lấy đi các liều vắc xin từ Covax mà họ có quyền làm như vậy (nhiều nước giàu khác đã từ bỏ quyền được chia sẻ vắc xin của họ). Trong tháng 6, cùng tháng họ thực hiện cam kết 100 triệu liều, Vương quốc Anh đã nhận được 539.000 liều từ Covax, nhiều hơn gấp đôi so với số liều mà Covax gửi đến châu Phi trong cùng tháng.

Sự gia tăng bất bình đẳng

Làm cho vấn đề [khan hiếm và phân phối vắc xin] tồi tệ hơn nữa là việc các nước chiếm dụng những vị trí đứng đầu trong hàng đợi vắc xin trước Covax hiện đang đưa các liều vắc xin tăng cường vào những chương trình tiêm chủng của họ. Vương quốc AnhHoa Kỳ và Israel đều đã quyết định triển khai các mũi tiêm bổ sung - tất cả các mũi tiêm trong số này, với tình trạng khan hiếm vắc xin hiện có, đều rất cần thiết cho Covax.

Sarah C. Gilbert (1962-)

Vào đầu tháng 8, WHO đã kêu gọi tạm hoãn tiêm các liều vắc xin tăng cường cho đến cuối tháng 9, lập luận rằng việc cung cấp chúng sẽ “làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng”. Sự tạm hoãn đó gần đây đã được gia hạn đến cuối năm 2021. Thế nhưng nó không ngăn cản Vương quốc Anh khởi động chương trình tiêm liều vắc xin tăng cường của mình.

Các ưu tiên cho những gì toàn thể thế giới cần là rõ ràng. Sarah Gilbert, một nhà phát triển hàng đầu của vắc xin Oxford/AstraZeneca, đã lập luận rằng vắc xin nên được phân phối cho các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp, cung cấp “liều đầu tiên có tác động lớn nhất”. Các liều vắc xin được phân phối cho những nhóm dân cư chưa được tiêm chủng trước đó có thể cứu sống nhiều người hơn so với việc nếu chúng được tiêm dưới dạng các liều tăng cường cho những nhóm dân cư đã được tiêm chủng. Tuy vậy, các ưu tiên quốc gia vẫn tiếp tục ngự trị.

Michael J. Ryan (1965-)
Matshidiso Moeti

Mike Ryan, giám đốc điều hành của Chương trình Tình trạng Khẩn cấp Y tế của WHO, đã mô tả việc tiêm liều vắc xin tăng cường giống như phân phát thêm áo phao cho những người đã có trong khi để những người chưa có bị chết đuối. Giám đốc Châu Phi của WHO, Matshidiso Moeti, nói rằng các chương trình tiêm liều vắc xin tăng cường “tạo ra một trò hề về bình đẳng vắc xin”.

Các triển vọng của Covax trong việc tiếp cận với nhiều vắc xin hơn càng bị ngấm ngầm làm cho suy yếu bởi việc đưa trẻ em vào các chương trình tiêm chủng. Việc tiêm chủng cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi dự kiến ​​sẽ bắt đầu ở Vương quốc Anh trước cuối tháng 9. Cả Gilbert và Mike Ryan của WHO đều lập luận rằng người dân ở các nước có thu nhập thấp cần các liều vắc xin này nhiều hơn.

Tại Israel, hơn 420.000 người trưởng thành đã được tiêm liều vắc xin thứ ba. Abir Sultan / EPA-EFE

Sự thất bại thảm hại về mặt đạo đức của việc các nước giàu tích trữ vắc xin mà Tedros đã cảnh báo vào tháng Giêng đang đến với chúng ta. Và chủ nghĩa dân tộc vắc xin như vậy không chỉ có vấn đề về mặt đạo đức, thông qua việc giúp virus lây lan ở một số khu vực nhất định trên thế giới, nó có rủi ro gây ra những đột biến nguy hiểm mới và có thể kìm hãm sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Covax cần số lượng lớn các liều vắc xin càng sớm càng tốt – thế nhưng những nhu cầu đó vẫn tiếp tục bị bỏ qua. Quên đi những người đã được tiêm hai liều vắc xin ở các nước có thu nhập cao, Covax cần một sự tiếp sức.

Về tác giả

Rory Horner

Rory Horner

Giảng viên cao cấp, Viện Phát triển Toàn cầu, Đại học Manchester

Tuyên bố công khai

Rory Horner đã nhận được tài trợ từ Hội đồng Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (ESRC), Hiệp hội Nghiên cứu Khu vực (RSA), Học viện Anh và Quỹ Khoa học Quốc gia để hỗ trợ nghiên cứu của ông về ngành dược phẩm của Ấn Độ. Ông cũng là cộng sự nghiên cứu cao cấp tại Khoa Địa lý, Quản lý Môi trường và Nghiên cứu Năng lượng tại Đại học Johannesburg.

Nguyễn Thị Thanh Trúc dịch

Nguồn: Covax misses its 2021 delivery target – what’s gone wrong in the fight against vắc xin nationalism?, The Conversation, ngày 17 tháng 9 năm 2021

----

Bài có liên quan:

Print Friendly and PDF