TRONG THỜI ĐẠI COVID VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, KHOA HỌC XÃ HỘI LÀ QUAN TRỌNG, NHƯNG KHOA HỌC XÃ HỘI LẠI NẰM TRONG KHỐI CÁC NGÀNH HỌC ĐẠI HỌC ĐANG BỊ CẮT GIẢM
Ảnh: Shutterstock |
Tác giả: Rochelle Spencer
Ba thách thức lớn nhất mà Úc phải đối mặt trong 5 đến 10 năm tới là gì? Khoa học xã hội sẽ đóng vai trò gì trong việc giải quyết những thách thức này?
Học viện Khoa học Xã hội ở Úc đã đặt những câu hỏi này trong một bài thảo luận vào đầu năm nay. Bối cảnh của đánh giá này là cắt giảm các ngành thuộc khoa học xã hội trên khắp đất nước, với việc giảng dạy được ưu tiên hơn nghiên cứu.
Our sector is being decimated.
— Amanda wise (@AmandaYWise) July 9, 2021
"University of Western Australia’s School of Social Sciences is the first to undergo $40 million in job cut restructures, with almost all staff in sociology and anthropology axed and their disciplines to disappear".https://t.co/RGMehdn84O
Ngành học của chúng tôi đã bị tiêu hao nhiều. “Trường Khoa học Xã hội thuộc Đại học Western Australia là trường đầu tiên bị cắt giảm 40 triệu đô la vì tái cấu trúc việc làm, với hầu hết tất cả nhân sự và các ngành thuộc khối khoa học xã hội và nhân học đều bị giải thể”. |
Ví dụ, một trường đại học trong nhóm Tám ngành thuộc khoa học xã hội đề xuất cắt giảm số lượng nhân viên nhân học và xã hội học từ chín xuống còn một người. Các vị trí công tác trong khoa học xã hội sẽ được phân loại lại từ giảng dạy và nghiên cứu sang chỉ giảng dạy mà thôi.
Thêm vào đó, kinh phí nghiên cứu đang ngày càng hướng đến nghiên cứu ứng dụng. Chính phủ liên bang muốn nghiên cứu có sự liên quan nhiều hơn với các ngành nghề sản xuất kinh doanh và có thể được chứng minh là đóng góp vào lợi ích quốc gia.
Sự kết hợp của các thay đổi về tài trợ và mất nguồn thu từ các sinh viên quốc tế đóng học phí là nguyên nhân của các xu hướng dài hạn đáng ngại khác. Kể từ những năm 1980, các chính phủ liên bang nối tiếp nhau đã làm suy yếu nhận thức về tầm quan trọng của khoa học xã hội so với khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
Chính sách mới nhất liên quan đến một sự thay đổi lớn trong mục đích của các trường đại học Úc - để tạo ra “sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng làm việc”, chú trọng hơn vào sự liên quan với ngành nghề sản xuất kinh doanh. Việc tái cơ cấu nguồn tài trợ được chào mời như là một khoản đầu tư vào khoa học. Học phí đã tăng lên đối với sinh viên khoa học xã hội.
Các vấn đề ngày nay đòi hỏi chuyên môn về khoa học xã hội
Tất cả điều này đang xảy ra vào một thời điểm, trong một trận đại dịch, khi khoa học xã hội không thể phù hợp hơn và cần thiết hơn. Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt khiến điều quan trọng là khoa học tự nhiên phải hợp tác với khoa học xã hội.
Đại dịch đã làm nổi bật một vài vấn đề như: thái độ đối với việc tiêm phòng và thay đổi hành vi, tin tức giả mạo và các quan điểm chính trị về khoa học, tính dễ bị tổn thương của người dân trong việc chăm sóc, vai trò và trách nhiệm của nhà nước và người dân, và sự chênh lệch bình đẳng giới về tác động của đại dịch. Để giải quyết những vấn đề như vậy, chúng ta cần hiểu sự đa dạng về văn hóa và xã hội làm nền tảng cho niềm tin và giá trị của con người cũng như cách thức những điều này tương tác trong trường hợp khẩn cấp toàn cầu. Đó là công việc của các nhà khoa học xã hội.
Ví dụ, các phân tích về tác động của COVID-19 trên giới tính đã cho thấy:
• phụ nữ có nguy cơ mất việc làm cao hơn 22%
• 20 triệu trẻ em gái trên toàn thế giới sẽ không bao giờ trở lại trường học
• một phần nhỏ 23% viện trợ khẩn cấp nhắm vào an toàn kinh tế của phụ nữ.
Những tác động này có thể sẽ lâu dài do bất bình đẳng giới mang tính hệ thống. Nhưng để khắc phục những tác động đó, chúng ta cần hiểu bối cảnh của cấu trúc văn hóa và xã hội.
Chính nghiên cứu khoa học xã hội cho thấy đại dịch đang làm trầm trọng hơn tính bấp bênh và bất bình đẳng mà phụ nữ phải đối mặt như thế nào. Các chuẩn mực văn hóa trên thế giới hạn chế tính độc lập và khả năng dịch chuyển của phụ nữ, đồng thời tạo gánh nặng cho họ với công việc chăm sóc không được trả công và khả năng tiếp cận các nguồn lực không bình đẳng. Có nhiều nữ giới hơn nam giới trong các lĩnh vực xã hội, chăm sóc và giáo dục, là những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch.
Ngoài đại dịch ra, khoa học xã hội còn trang bị cho sinh viên cách giải quyết các vấn đề phức tạp mà chúng ta phải đối mặt trong thế kỷ 21. Khoa học xã hội cung cấp bộ kỹ năng để:
• hiểu bản chất của các cá nhân, cộng đồng và nền văn hóa (thân phận con người)
• có được một quan điểm so sánh rộng rãi về các vấn đề và mối quan tâm của thế giới ngày nay
• hiểu đầy đủ cách các cuộc khủng hoảng của thế kỷ này ảnh hưởng đến lối sống của chúng ta.
Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm nghiên cứu phát triển, tính bền vững, nhân học, xã hội học, giới và chủng tộc, nghiên cứu dân bản địa, sự an toàn của con người, khoa học chính trị và kinh tế. Điều này làm cho khoa học xã hội liên quan trực tiếp đến vô số vấn đề cấp bách. Những vấn đề này bao gồm đại dịch và do dự về việc tiêm vắc xin, biến đổi khí hậu, các mối quan hệ chủng tộc và giới, bất bình đẳng và nghèo đói, di cư ồ ạt và người tị nạn, và chủ nghĩa chuyên quyền.
An Open Letter from FASS Casuals to the Vice-Chancellor and Dean of Arts
— David Brophy (@Dave_Brophy) May 20, 2020
“As casualised staff members from the Faculty of Arts and Social Sciences, we ask that you immediately reverse your decision to cut up to thirty percent of units of study in FASS.” https://t.co/yJ4p0IBvnt
Nhân sự thời vụ của Khoa Khoa học Xã hội và Nghệ thuật đã gửi một bức thư ngỏ cho Phó Hiệu trưởng và Trưởng Khoa “Là những nhân viên trong biên chế bị trở thành nhân viên hợp đồng ngắn hạn của Khoa Khoa học Xã hội và Nghệ thuật, chúng tôi yêu cầu các ông hãy rút lại ngay lập tức quyết định cắt giảm 30% đơn vị học trình của Khoa Khoa học Xã hội và Nghệ thuật.” |
Các sự kiện trong bản tin cho chúng ta cảm nhận về các hiện tượng xã hội phức tạp đòi hỏi phải phân tích khoa học xã hội mới có thể hiểu hết được. Các ví dụ bao gồm các vấn đề như Black Lives Matter (Quyền được sống của người da đen), #MeToo (Chống quấy rối và bạo hành tình dục), March 4 Justice, (Công lý ngày 4 tháng 3)[*], chăm sóc người cao tuổi của Ủy ban Hoàng gia Úc, hỗ trợ cộng đồng Tamil cho gia đình người tị nạn từ Biloela và chiến thắng của Tòa án Liên bang cho một nhóm thiếu niên có nghĩa là bộ trưởng môi trường có nhiệm vụ quan tâm bảo vệ trẻ em khỏi tác hại của khí thải carbon dioxide.
Các nhà nhân học, nhà xã hội học và nhà khoa học chính trị cung cấp bằng chứng cho phép chúng ta áp dụng giải pháp cho các vấn đề quan trọng toàn cầu vào các bối cảnh địa phương. Ví dụ, chúng ta có khoa học tự nhiên để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và tạo ra vắc xin. Nhưng làm thế nào để chúng ta đạt được sự thay đổi xã hội và hành vi cần thiết về vệ sinh môi trường, đồng ý tiêm vắc xin, đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, v.v.? Tóm lại, làm thế nào để chúng ta chuyển dịch khoa học đó thành chính sách công tốt?
Thêm một ví dụ khác, hiểu biết khoa học khí hậu là một điều, nhưng làm cách nào để bảo đảm mọi người biết họ có thể làm gì với hiểu biết đó trong cuộc sống hàng ngày? Phân tích chuyên môn và cách diễn dịch của các nhà khoa học xã hội cung cấp cho chúng ta hiểu biết sâu sắc về lý do tại sao một số thay đổi xã hội nhất định xảy ra hoặc không xảy ra.
"The skills & capabilities that we develop in the humanities and social sciences are the ones that will set Australia apart."@Monash_Arts Dean @ProfSPickering on Government cuts to the #Humanities and #SocialSciences. https://t.co/MLlkfbgUKL
— Dr. Bodean Hedwards (@BodeanHedwards) June 19, 2020
“Chúng tôi đã phát triển các kỹ năng và năng lực của sinh viên về khoa học xã hội và nhân văn, đó chính là các kỹ năng và năng lực làm cho nước Úc trở nên xuất sắc.”
|
Sẵn sàng để làm việc chưa? Sinh viên tốt nghiệp khoa học xã hội đã sẵn sàng
Có lẽ chưa bao giờ các nhà khoa học xã hội được chào mời đến thế. Họ được tuyển dụng trong các lĩnh vực công và tư, trong ngành môi trường bền vững, phát triển cộng đồng và phát triển quốc tế, các cơ quan tị nạn và nhân đạo, dịch vụ y tế và giáo dục, doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp xã hội, khoáng sản và phát triển tài nguyên, nông nghiệp và quản lý đất đai, chính trị và chính sách. Các nhà sử dụng lao động đánh giá cao sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học xã hội về kỹ năng phân tích, nhận thức văn hóa, giao tiếp hiệu quả và kỹ năng ngôn ngữ.
Thật vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật có nhiều cơ hội việc làm hơn sinh viên tốt nghiệp khoa học tự nhiên.
Rochelle Spencer |
Đại dịch nên nhắc nhở chúng ta lý do chúng ta cần những hiểu biết sâu sắc từ khoa học xã hội và khoa học hành vi để giúp điều chỉnh hành vi của con người theo như lời khuyên của các chuyên gia. Chúng ta đã trở nên có nhận thức sâu sắc rằng đại dịch là hiện tượng xã hội phức tạp. Cắt giảm đầu tư vào ngành khoa học xã hội trong thời điểm nguy hiểm này là một điều hết sức thiển cận.
Vài nét về tác giả
Rochelle Spencer là Đồng Giám đốc tại Centre Responsible Citizenship and Sustainability (Trung tâm Công dân có trách nhiệm và Tính bền vững), Đại học Murdoch. Bà nhận được tài trợ từ Hội đồng Nghiên cứu Úc, Giải thưởng Nghiên cứu Phát triển Úc, National Climate Change Adaptation Research Facility (Cơ sở Nghiên cứu Thích ứng với Biến đổi Khí hậu Quốc gia) và Australian Centre for International Agricultural Research (Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc).
Người dịch: Lê Thị Hạnh
Nguồn: “In a time of Covid and climate change, social sciences are vital, but they are on university schopping”, The Conversation, 02.09.2021.
Chú thích: [*]
Vào ngày 04/03/2021, bà Brittany Higgins, cựu Trợ lý truyền thông của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc, nói chuyện với hàng ngàn người bên ngoài tòa nhà Quốc hội Úc, đòi công lý cho phụ nữ, chống hiếp dâm và bạo hành phụ nữ (ND).