10.10.15

Cuộc chiến giữa hai phái kinh tế “chính thống” và “phi chính thống”



Cuộc chiến giữa hai phái kinh tế “chính thống” và “phi chính thống”

Từ nhiều tháng nay, một cuộc chiến kì lạ nổ ra dữ dội trong các hành lang kín đáo của các đại học Pháp. Đối tượng của cuộc chiến: sự đa nguyên của tư tưởng kinh tế. Một bên chiến tuyến là các nhà kinh tế “chính thống” – nghĩa là những nhà kinh tế tin rằng sự điều tiết bằng thị trường vận hành tương đối tốt – và bên kia là các nhà kinh tế “phi chính thống” – các nhà marxist, hậu keynesian và thể chế khác – cho rằng các thị trường là không hiệu quả. Lại thêm một tranh cãi không bổ ích gì giữa các bè phái, như đã từng có nhiều cuộc như thế trong các đại học Pháp? Không hoàn toàn như thế.
James K. Galbraith (1952-)
Steve Keen (1953-)
Thứ tư 13 tháng năm cương lĩnh Dùng các nhà kinh tế vào việc gì nếu họ đều nói giống nhau? của nhà xuất bản Les liens qui libèrent được bày bán ở các nhà sách. Do các thành viên của Hội kinh tế học chính trị Pháp (AFEP) chấp bút, cương lĩnh này nhận được chữ kí của hàng chục nhà trí thức nổi tiếng như các nhà kinh tế Mĩ James K. GalbraithSteve Keen, nhà xã hội học Luc Boltanski hay nhà kinh tế Pháp André Orléan.
Luc Boltanski (1940-)
Họ tức khắc tuyên bố “Cuốn sách này là một tiếng kêu báo động”. Vì theo họ, phe các nhà kinh tế tự do nắm độc quyền cuộc tranh luận, và do quy trình kết nạp cận huyết thống nên cũng thống trị giáo dục đại học. Chẳng hạn, từ năm 2000 đến năm 2011, chỉ có 10,5% trên tổng số 209 giáo sư kinh tế được tuyển dụng là có tư tưởng phi chính thống.

Việc thành lập một ban đã bị Hội đồng quốc gia các đại học bác 

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng các khoản tín dụng dưới chuẩn đã chứng minh là các thị trường tài chính bất lực trong việc tự điều tiết, và thổi một ngọn gió những ý tưởng mới vào tư tưởng kinh tế. Người ta khám phá lại Keynes. Người ta nhớ lại rằng kinh tế học không phải là một khoa học cứng nhưng là một khoa học cực kì mang tính xã hội, trong đó các tác nhân kinh tế, thường ứng xử theo bầy đàn, có thể có tất cả những hành vi có thể nhưng không phải là duy lí. Người ta kêu gọi bộ môn cởi mở với sử học, tâm lí học, triết học.
Joseph Stiglitz (1943-)
Amartya Sen (1933-)
Điều gì đã xảy ra từ đó đến nay? Các nhà “phi chính thống” bị từ chối việc thành lập một ban đặc biệt nằm trong Hội đồng quốc gia các đại học (CNU), cơ quan quản lí sự nghiệp các giảng viên-nghiên cứu. Bộ giáo dục đại học đã thoái lui trước sự phản đối dự án này của các nhà “chính thống”, đặc biệt được đại diện bởi giải Nobel kinh tế Jean Tirole. 
Các nhà “chính thống” không thiếu luận cứ: theo họ, chia rẽ cộng đồng kinh tế học trong CNU là một điều vô nghĩa. Họ còn bồi thêm rằng thước đo tính ưu việt của các công trình nghiên cứu là những bài công bố trên các tạp chí khoa học sáng giá, vốn vẫn đón nhận những tác giả bác bỏ các luận đề tự do, bằng chứng là các giải Nobel kinh tế Joseph Stiglitz và Amartya Sen thường xuyên có bài trên các tạp chí ấy.
Marie Charrel
Có lẽ quả thật là như vậy. Tuy nhiên, dù có đồng ý với phe này hay phe kia, điều đáng ngạc nhiên, để không nói là đáng buồn, khi thấy các nhà kinh tế tranh cãi về sự cần thiết của tranh luận. Đáng lí ra họ phải mong mỏi đón nhận sự tranh luận vì một điều chắc chắn là, trong kinh tế cũng như trong chính trị, việc ngoan cố từ chối thảo luận và sự gắn bó mù quáng vào các giáo điều gần như bao giờ cũng dẫn đến bế tắc.
Marie Charrel
Nguyễn Đôn Phước dịch
Print Friendly and PDF