Angus Deaton (1945-) |
Vì sao Angus Deaton xứng đáng với giải Nobel về kinh tế học
Trọng tâm đóng góp của Angus Deaton, người gần đây nhất đoạt Giải thưởng về kinh tế học để tưởng nhớ Nobel, đã làm cho các đồng nghiệp kinh tế của ông phải thay đổi cách nhìn nhận, vượt xa hơn các thước đo về thu nhập, sang các thước đo rộng hơn về phúc lợi.
Phần lớn các nghiên cứu của ông đều tập trung vào tiêu dùng - đo lường thực phẩm mà người dân ăn, điều kiện nhà ở của họ, và các dịch vụ mà họ tiêu dùng. Và ông đã trở thành người tiên phong trong việc làm thay đổi sự chú ý của các nhà kinh tế, từ những đại lượng tổng gộp hành vi kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội, hướng tới việc phân tích các hộ gia đình cá thể.
Đây cũng là giải Nobel đầu tiên thừa nhận một cách rõ ràng bản chất thực nghiệm ngày càng đậm nét của nghiên cứu kinh tế hiện đại. Chắc chắn sẽ còn có nhiều giải Nobel như vậy trong thời gian tới.
Paul Krugman (1953-) |
Tuy nhiên, với tất cả sức mạnh mà phương pháp thống kê hiện đại mang lại, Deaton đã lập luận mạnh mẽ rằng đó không phải là phương thuốc chữa bách bệnh cũng không phải là một thay thế cho lý thuyết kinh tế.
Ông từng là một đối trọng có ảnh hưởng chống lại một khía cạnh thực hành trong kinh trắc học lập luận rằng nếu muốn biết một việc gì đó có hoạt động hiệu quả không, thì chỉ cần thử nghiệm nó, tốt nhất bằng một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên. Theo lời của Deaton quan sát cho thấy rằng một biện pháp can thiệp cụ thể của chính phủ đã thành công không đảm bảo rằng nó sẽ tiếp tục thành công, hay thành công trong một bối cảnh khác. Trên quan điểm này, thì lý thuyết phải bổ sung cho đo lường, và những hiểu biết khái quát chỉ phát sinh khi các cơ chế kinh tế nền tảng được làm sáng tỏ và kiểm định.
Phương pháp của ông phân tích cẩn thận các dữ liệu từ các cuộc điều tra các hộ gia đình đã biến đổi bốn mảng lớn của khoa học buồn thảm: kinh tế học vi mô, kinh trắc học, kinh tế học vĩ mô và kinh tế học phát triển.
Eric Maskin (1950-) |
Ông đã kết nối chặt chẽ hơn kinh tế học vi mô - mà theo truyền thống là một lĩnh vực tập trung rất đông các nhà lý thuyết - với dữ liệu. Một phần do tầm ảnh hưởng của ông, các nhà kinh tế vi mô hiện đại có nhiều khả năng dấn sâu trong những tập hợp dữ liệu quy mô lớn mô tả các quyết định của thế giới thực được hàng triệu người đưa ra, và ít có khả năng bị sa lầy vào những kí hiệu trừu tượng bằng chữ Hy Lạp.
Phần lớn cuộc cách mạng thực nghiệm trong kinh tế học được các công cụ do Deaton phát triển khởi động. Những công cụ này hình dung lại vai trò của lý thuyết kinh tế, sử dụng lí thuyết để tổ chức và diễn giải dòng thủy triều các dữ liệu xuất phát từ hàng trăm cuộc điều tra các hộ gia đình được tiến hành trên toàn thế giới mỗi năm.
Tâm điểm về thực nghiệm này tạo nên một thuận lợi cho lĩnh vực kinh trắc học, vốn là việc ứng dụng các phương pháp thống kê vào các vấn đề kinh tế. Dấu ấn thành tích của Deaton trong lĩnh vực này là buộc các nhà nghiên cứu thực nghiệm phải quan tâm nhiều hơn nữa đến các vấn đề về đo lường. Đã quá lâu rồi, người ta đã tiến hành phân tích kinh trắc học, như thể là dữ liệu đơn giản được một chuyên gia thống kê giỏi hơn truyền xuống. Thực tế khó hơn nhiều: Dữ liệu mang tính không hoàn hảo, các cuộc điều tra có thể không có tính đại diện, con người có thể báo cáo sai, và những nỗ lực tiếp xúc trở lại những người tham gia điều tra thường thất bại. Deaton đương đầu trực diện những vấn đề ấy, và ông đã dạy các nhà kinh tế cách thức để trích xuất ý nghĩa từ các dữ liệu không hoàn hảo.
Đối với một nhà kinh tế tập trung vào những vấn đề toàn cảnh lớn - vấn đề nghèo đói toàn cầu - Deaton vẫn đặc biệt bám vào những chi tiết nhỏ hơn. Như Ủy ban Nobel đã nói, "công trình của Deaton bao trùm một phổ rộng, từ những tác động sâu nhất của lý thuyết đến những chi tiết nhỏ nhất về đo lường".
Nhiều hơn bất kỳ nhà kinh tế nào khác mà tôi biết, ông hiểu rằng để có được một bức tranh lớn, thì cũng cần phải có tất cả các chi tiết nhỏ.
Betsey Stevenson (1971-) |
Đây là một bài học mà tôi đã học được trực tiếp, khi đồng tác giả của tôi Betsey Stevenson (và các tác giả quan trọng khác) và tôi rất bối rối trước một số dữ liệu hóa ra cho thấy rằng người dân ở một số nước có mức thu nhập thấp được báo cáo vẫn hài lòng với cuộc sống của họ ở mức độ cao. Deaton, người cũng bối rối không kém, gợi ý rằng nên đào sâu hơn một chút, nhắc lại rằng một số cuộc điều tra không phải là những mẫu đại diện cho toàn bộ dân số. Chắc chắn vậy, qua nhiều tuần tìm tòi từ các tài liệu lưu trữ và xem xét từ các phụ lục đến các sách mã hóa cũ, người ta thấy rằng Deaton đúng, và những quan sát mang tính bối rối ấy đơn giản là kết quả của những người thăm dò dư luận chỉ tiến hành điều tra những người giàu mà thôi (và do đó chắc chắn là hạnh phúc hơn) ở những nước nghèo đó. Những con số thống kê không bình thường này đã phần nào giấu đi sự liên kết chặt chẽ giữa mức hài lòng với cuộc sống và mức thu nhập trung bình.
Deaton cũng có những đóng góp quan trọng cho kinh tế học vĩ mô, vốn là việc nghiên cứu về nền kinh tế nói chung. Một thế hệ trước các nhà kinh tế vĩ mô đã tập trung vào các thước đo tổng gộp, chẳng hạn như tổng mức tiêu dùng hay thu nhập trong nền kinh tế. Thay vào đó Deaton quay trở lại với hành vi của các hộ gia đình cá thể. Ông là người đi đầu trong số những người bác bỏ hư cấu phổ biến cho rằng có khả năng xử lý hành vi của cả một nền kinh tế từ kết quả lựa chọn của một người tiêu dùng tiêu biểu đơn nhất.
Ed Diener (1946-) |
Sự phân biệt này giữa hành vi cá nhân và hành vi tổng gộp là điều đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu về tiêu dùng. Trong khi các nhà kinh tế vĩ mô hài lòng với các lý thuyết của họ cho rằng có thể giải thích mối quan hệ giữa tổng mức tiêu dùng và tổng thu nhập trong nền kinh tế, thì Deaton cho thấy chính những lý thuyết ấy cũng nỗ lực giải thích những gì các hộ gia đình cá thể đang làm. Điều này đã cho ra đời một chương trình nghiên cứu tiếp diễn rộng lớn và hữu ích để cố tìm hiểu các mô thức chi tiêu của các hộ gia đình trong thực tế.
Năm 1992, Deaton lập luận rằng những tiến bộ xa hơn trên các vấn đề kinh tế khó sẽ có nhiều khả năng giống như "khi các vấn đề kinh tế học vĩ mô được giải quyết theo cách sử dụng các dữ liệu kinh tế học vi mô ngày càng dồi dào và có nhiều thông tin". Ông đã đúng, và các "dữ liệu lớn" mới sẵn có mô tả các quyết định tiết kiệm cá nhân, chi tiêu và đầu tư của hàng ngàn và đôi khi hàng triệu người đang là nhiên liệu thúc đẩy một số công trình quan trọng nhất trong kinh tế học vĩ mô ngày nay.
Nhưng có lẽ hiệu ứng quan trọng nhất của Deaton nằm trong lĩnh vực kinh tế học phát triển, tập trung vào nền kinh tế của các nước nghèo. Đây là một chương trình nghiên cứu phát sinh từ niềm tin sâu sắc của cá nhân. Như khi gần đây, ông đã viết, "Tất cả những người may mắn như chúng ta được sinh ra ở những nước giàu có cần có một nghĩa vụ đạo đức để giảm nghèo đói và bệnh tật trên thế giới".
Một thế hệ trước đây, kinh tế học phát triển là một lĩnh vực của đông đảo các "bác sĩ nông thôn" — những nhà kinh tế vĩ mô đi khắp thế giới, gọi điện thoại nhà cho bất kỳ nước nào sẵn sàng chi vé máy bay hạng nhất cho họ, để họ có thể đề xuất những đơn thuốc ưa thích của họ, có thể là một chính sách công nghiệp cứng rắn hơn, một sự thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng lớn, gia tăng mức tiết kiệm quốc gia hay một sự thay đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường. Các quốc gia thì khác biệt nhau, nhưng các đơn thuốc thì hiếm khi khác biệt.
Daniel Kahneman (1934-) |
Ngày nay, kinh tế học phát triển là một lĩnh vực thú vị hơn và mang nhiều sắc thái hơn, với những nhà thực hành tập trung vào việc tìm hiểu đời sống của người nghèo, và phát hiện ra những cách thức tinh tế mà các thể chế kinh tế non nớt cản trở sự phát triển của họ. Thay vì nghiên cứu một vài chục nước, các nhà kinh tế phát triển hiện đại có nhiều khả năng miệt mài với những dữ liệu mô tả đời sống kinh tế của hàng ngàn gia đình trong mỗi nước. Và rất nhiều những dữ liệu ấy xuất phát từ sự hợp tác của ông trong nhiều thập niên với Ngân hàng Thế giới, bởi vì công trình của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều công trình gần đây của định chế này về đo lường và đánh giá nghèo đói. Kết quả là một bức tranh sắc nét hơn về phạm vi ảnh hưởng và nguyên nhân gây ra nghèo đói toàn cầu.
Arthur Stone |
Gần đây hơn, Deaton đã quay sang các thước đo phúc lợi chủ quan, trong đó có hạnh phúc. Vào năm 2010, trong bài diễn văn nhậm chức chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Mỹ, Deaton đã nêu bật những vấn đề trong việc xây dựng các biện pháp đồng bộ chống lại nghèo đói toàn cầu. Các thước đo thu nhập không giúp làm rõ nhiều vấn đề, trừ phi chúng có thể được quan niệm theo nghĩa sự khác biệt trong sức mua. Nhưng đó là điều bất khả khi đánh giá ai là người có sức mua lớn hơn hay ít hơn, khi người dân ở nhiều nước khác nhau đối mặt với nhiều giá cả khác nhau và có nhiều lựa chọn khác nhau để mua hàng hóa. Do vấn đề này, Deaton đưa ra gợi ý triệt để cho các nhà kinh tế rằng thay vì thế chỉ cần hỏi cảm nghĩ của người dân về phúc lợi của họ.
Nhiều phát hiện trong số những phát hiện quan trọng nhất về phúc lợi chủ quan phản ánh những nguồn dữ liệu mới mà Deaton - cùng với các nhà tâm lý học Ed Diener, Arthur Stone và Daniel Kahneman, một đồng nghiệp đoạt giải Nobel - đã giúp tạo ra thông qua vai trò của họ như một nhà khoa học cao cấp tại Gallup. (Tiết lộ: Tôi cũng là một nhà khoa học cao cấp tại đó.)
Chris Sims (1942-) |
Giải thưởng dành cho Deaton tiếp sức cho một cuộc đua phi thường cho Đại học Princeton, mà những người đoạt giải khác gần đây bao gồm John Nash nhà lý thuyết trò chơi; Kahneman; Eric Maskin nhà lý thuyết kinh tế; Paul Krugman nhà kinh tế thương mại, cũng là một nhà bình luận của tờ New York Times; và Chris Sims nhà kinh tế vĩ mô. Kể từ đó Krugman đã chuyển sang Đại học của thành phố New York, trong khi Maskin đã quay trở lại Đại học Harvard. Mặc cho những sự ra đi nói trên, Đại học Princeton gần bằng với ngay cả Đại học Chicago, nơi cũng có năm nhà kinh tế đoạt giải thưởng trong số các giảng viên của họ. Có thể xảy ra một cơ hội khá tốt, khi nhiều đồng nghiệp của Deaton cũng thường có tên trên danh sách sàng lọc của giải Nobel.
Tôi đã có một năm tuyệt vời ở Đại học Princeton với tư cách là giáo sư thỉnh giảng vào năm 2012 và có thể chứng thực rằng, trong số các đồng nghiệp của mình, không ai ngoài Deaton nhận được một sự tôn trọng nào lớn hơn. Ông là một nhân vật gây ấn tượng mạnh mẽ, một người với trí năng khổng lồ và một bề dày kiến thức phi thường, người đã thu hút tất cả các nhà kinh tế vì những yêu cầu nỗ lực mạnh mẽ của ông ấy - thay vì, doạ dẫm.
Justin Wolfers (1972-) |
Hơn thế nữa, ông được thúc đẩy bởi một vấn đề thực sự quan trọng, ông ta là người nghiêm khắc về mặt trí tuệ, ông có một tính chính trực rất lớn và ông đã cống hiến cuộc đời mình để tìm hiểu và cải thiện số phận của người nghèo. Ông là hình mẫu hoàn hảo cho bất kì nhà kinh tế trẻ nào.
Justin Wolfers là giáo sư kinh tế học và chính sách công tại Đại học Michigan.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Why Angus Deaton Deserved the Economics Nobel Prize, The New York Times, Oct. 12, 2015.
------
Bài có liên quan trên PTKT: