Guillaume de Calignon |
Cuộc tranh chấp giằng xé các nhà kinh tế Pháp
Cảm nhận bị gạt ra ngoài lề, hàng trăm giảng viên kinh tế đại
học đặt thành vấn đề sự ưu tiên dành cho các trào lưu “chính thống”, ưu đãi một
cách tiếp cận toán học và tin tưởng rằng các thị trường hoạt động có hiệu quả.
Cũng giống như một chính
đảng cầm quyền từ năm 2012 (đảng xã hội Pháp, - ND), ngày nay các khoa kinh tế
trong các đại học Pháp có những người “thách thức kịch liệt” … Thật vậy, hàng
trăm nhà kinh tế trong đại học, tập hợp trong Hội kinh tế học chính trị Pháp (AFEP)
và tự xưng là “phi chính thống” cho rằng công việc của họ không được đánh giá
đúng và họ không có đủ đại diện trong định chế đại học. Lí do của sự bất an này
là gì? Các nhà kinh tế “chính thống” – những người tin rằng các thị trường hoạt
động tốt – độc chiếm các vị trí trong đại học: trên số 120 giáo sư kinh tế được
bổ nhiệm từ năm 2005 đến 2011, chỉ có 6 người có thể được gán vào nhóm “phi
chính thống” – các nhà hậu keynesian, marxist trái lại cho rằng các thị trường
là không hiệu quả. Tóm lại, theo AFEP, trong vài năm nữa, kinh tế học thống trị
sẽ thành công trong việc thanh trừng những trào lưu khác ra khỏi hệ thống đại
học và nghiên cứu. Do đó có sự ra đời của “Tuyên ngôn vì một kinh tế học đa
nguyên” và mong mỏi việc thành lập một ban mới trong Hội đồng quốc gia các đại
học (CNU), thực thể quản lí sự nghiệp các giảng viên và nhà nghiên cứu. Mặt
khác, yêu sách này bộc lộ khủng hoảng của việc đánh giá, ngày nay dựa duy nhất
trên việc công bố trong các tạp chí khoa học, được xếp hạng theo uy tín của
chúng. Đối với những nhà nghiên cứu không thuộc những trường phái tư tưởng
thống trị thật khó để được đăng bài trong các tạp chí thuộc “hạng nhất”, chủ
yếu là các tạp chí Mĩ.
André Orléan |
Các nhà thách thức kịch liệt
này có một luận chứng sốc: “Cuộc khủng
hoảng năm 2008 chứng minh rằng không thể tin các nhà kinh tế như khi ta tin các
kĩ sư xây dựng cầu đường được”, André Orléan, chủ tịch và người sáng lập
AFEP lập luận. Thế mà, tháng giêng vừa rồi, chính phủ đã từ chối thành lập ban
mới được yêu cầu. Phải nói là khôi nguyên giải Nobel kinh tế Jean Tirole (tốt nghiệp Trường
Bách Khoa và Trường cầu đường – ND) đã can thiệp mạnh để có quyết định này. Ông
còn cho rằng việc thành lập một ban thứ hai sẽ quảng bá cho “tương đối luận về tri thức, một bước đệm
chuẩn bị cho chính sách ngu dân”. André Orléan (cũng tốt nghiệp Trường Bách
Khoa và Trường quốc gia thống kê và quản trị kinh tế – ND) đáp trả: “Các nhà kinh tế thuộc trào lưu thống trị cho
rằng họ nắm giữ khoa học chân chính”.
Olivier Bouba-Olga |
Trong trận chiến này, khó
khăn thứ nhất là xác định các nhà kinh tế chính thống và phi chính thống. Keynes, người tự xem mình
như một nhà “dị giáo”, cho rằng “một mặt,
có những ai tin rằng, trong dài hạn, hệ thống kinh tế sẽ tự điều chỉnh và, mặt
khác, những ai bác bỏ là hệ thống kinh tế có thể tự điều chỉnh”. Tuy nhiên,
định nghĩa này ngày nay là quá hạn hẹp. Đối với Olivier Bouba-Olga, hiện là giáo
sư quy hoạch lãnh thổ ở Poitiers và là cựu giáo sư kinh tế học giải thích: “đường đứt gãy giữa các nhà kinh tế không có
tính chính trị. Nó nằm ở cấp độ phương pháp luận hơn. Khoa học kinh tế ngày nay
xây dựng trên cơ sở toán học, và cho một nhà nghiên cứu không sử dụng các mô
hình toán hay kinh trắc rất khó để thành danh. Nhà kinh tế ấy sẽ có xu hướng
hướng đến sử học, địa lí học, xã hội học”. Để minh họa cho phong trào này,
không có ví dụ nào tốt hơn là trường hợp của Thomas Piketty. Tác giả của
Tư bản trong thế kỉ XXI mà
các công trình về những bất bình đẳng dựa nhiều trên những thống kê lịch sử hơn
là trên những phương trình, có thói quen tự giới thiệu như một “nhà nghiên cứu khoa học xã hội” chứ
không là nhà kinh tế. Và phòng nghiên cứu tại London School of Economics mà ông
vừa gia nhập trực thuộc khoa … xã hội học.
Augustin Landier |
Daron Acemoglu (1967-) |
Trong mọi trường hợp, sẽ là
sai lầm nếu xem đây là trận chiến thứ n giữa những tay cực tả muộn màng và
những tay tự do cực đoan. Vấn đề rộng lớn hơn nhiều: đó là vị thế của kinh tế
học trong các khoa học xã hội. André Orléan nói: “Kinh tế học đã dần dần rời xa lục địa lớn của các khoa học nhân văn”.
Trong những năm 1960, mô hình hóa toán học đã có một bước đột phá tiếp sau các
công trình phát triển lí thuyết cân bằng chung của Arrow và Debreu, và như thế
làm cho kinh tế học có được một tính đáng tin gần với các khoa học gọi là
“cứng”. Trong nhiều năm, lịch sử tư tưởng gần như không tồn tại. Những chiếc
cầu bắt sang xã hội học bị phá hủy. Augustin Landier, nhà nghiên cứu tại Trường
kinh tế Toulouse thú nhận là “một số nhà
kinh tế lí thuyết đôi lúc có thể tách biệt với thực tế” nhưng ông nói tiếp
rằng kể từ những năm 1990, “kinh tế học
nay đã thay đổi và trở nên cụ thể hơn”. Kinh tế học mở cửa cho tâm lí học.
Kinh tế học thần kinh cất cánh. Mặt khác, theo Philippe Aghion, giáo sư đại học
Harvard, “các nhà kinh tế gọi là “phi chính thống” thật ra rất đa dạng. Họ quan
tâm đến sự phân phối thu nhập, đổi mới, thương mại quốc tế và những cuộc bàn
luận của họ rất đam mê”. Thomas Piketty, Esther Duflo, nhà nghiên
cứu về nghèo khó ở MIT hay Daron Acemoglu, nghiên cứu quá trình phát triển kinh
tế, công bố trong những tạp chí khoa học có uy tín nhất.
Philippe Aghion (1956-) |
Esther Duflo (1972-) |
Thật ra, nỗi ngại chính của
các nhà kinh tế “thống trị” là cuộc tranh luận dựa trên tu từ hơn là trên một
phương pháp khoa học. Do đó có việc đòi hỏi một hình thức luận nhất định. Nhưng
kinh tế học cũng có tính chính trị và đạo đức, như các công trình của Keynes, Marx hay của trường phái
điều tiết ở Pháp cho thấy. Hơn bao giờ hết, các bậc thầy của bộ môn nên suy
ngẫm một câu của Friedrich Hayek, dưới dạng một lời kêu gọi vì tính liên ngành:
“Không ai có thể là một nhà kinh tế lớn nếu chỉ là một nhà kinh tế đơn thuần …,
một nhà kinh tế mà chỉ là nhà kinh tế có thể trở thành vướng víu, thậm chí là
nguy hiểm”.
Guillaume de Calignon
Nhà báo Les “Echos”
Nguyễn Đôn Phước dịch
Nguồn: “Cette querelle qui déchire leséconomistes franVais”, Les
Échos, 21/5/2015