11.4.20

Giải thích bằng mười biểu đồ Tư Bản và Hệ Tư Tưởng, tác phẩm mới của piketty


GIẢI THÍCH BẰNG MƯỜI BIỂU ĐỒ TƯ BẢN VÀ HỆ TƯ TƯỞNG, TÁC PHẨM MỚI CỦA PIKETTY
Trong tác phẩm phát hành vào thứ năm tới, tác giả tái hiện động thái lịch sử của các bất bình đẳng. Chủ đề của tác giả dựa trên cách xử lí nhất quán dữ liệu, được minh hoạ bằng không dưới 160 biểu đồ! Alternatives économiques chọn 10 biểu đồ trong số đó để giúp bạn bước vào tác phẩm đồ sộ này.


Ta tìm thấy trong 1200 trang của cuốn Tư bản và hệ tư tưởng, tác phẩm mới của Thomas Piketty, hơn 160 biểu đồ và cả chục bảng biểu! Nhà kinh tế, người sưu tầm số liệu, đặt những phân tích của mình trên nền tảng việc tìm kiếm đầy ấn tượng các dữ liệu cho phép thuật lại một cách khác hơn lịch sử hai thế kỉ rưỡi những bất bình đẳng và những ý tưởng biện bạch cho chúng. Sau bài phỏng vấn Thomas Piketty, đây là một cách khác để bước vào tác phẩm đồ sộ này.
1/ Cuộc cách mạng đích thực diễn ra vào thế kỉ XX
Cuộc cách mạng gia sản của thế kỉ XX
|09/09/2019|
Tỉ phần (%) trong tổng sở hữu tư nhân của những thành phần dân số khác nhau theo mức thu nhập


Created with Highcharts 5.0.14Top 10% những thành phần có thu nhập cao nhấtTop 1% những thành phần có thu nhập cao nhất40% những thành phần có thu nhập trung gian50% những thành phần có thu nhập thấp nhất178018001810182018301840185018601870188018901900191019151920192519301935194019451950195519601965197019751980198519901995200020052010201502040608010040% những thành phần có thu nhập trung gian : 15% vào năm 1780


Ngược lại với những gì ta có thể nghĩ, Cách mạng Pháp đã không đặt lại vấn đề sự tập trung tài sản. Ngay trước Thế chiến thứ nhất, sự tập trung này còn cao hơn trong Chế độ cũ! Cuộc cách mạng đích thực đã diễn ra trong thế kỉ XX, một thế kỉ đã chứng kiến sự nổi lên của một giai cấp gia sản trung lưu, tỉ trọng của 10% những người giàu nhất giảm dần nhường chỗ cho 40% tiếp theo sau. Nhưng một nửa những người có hoàn cảnh khó khăn nhất chưa bao giờ nắm giữ hơn 10% tổng tài sản.
2/ Người giàu, nạn nhân của tài chính...
Toàn cầu hoá của các Đế chế (Xem biểu đồ động ở đây)
|13/09/2019|
Tài sản thuần ở nước ngoài, tính theo tỉ lệ % của thu nhập quốc gia
Toàn cầu hoá tài chính ở cuối thế kỉ XIX đã giữ một vai trò quan trọng trong việc tập trung các quyền sở hữu. Ngay trước Thế chiến thứ nhất, người Anh và người Pháp giữ một phần đáng kể gia sản của họ dưới hình thức đầu tư ra nước ngoài. Với sự sụp đổ của tất cả các thị trường trong thời kì giữa hai cuộc thế chiến và sự điều tiết tài chính công cộng được triển khai sau năm 1945, họ sẽ là những nạn nhân đầu tiên của những biến thiên của tài chính. Ngày nay, ở Nhật và Đức, đầu tư tài chính ra nước ngoài vẫn còn hiện diện nhưng trong một chừng mực thấp hơn là trong thời kì trước đây của toàn cầu hoá.
3/ ... và của sự giảm giá trị của sở hữu
Một sự sụp đổ của giá trị (Xem biểu đồ động ở đây)
|09/09/2019|
Tổng những sở hữu tư nhân (đã trừ các khoản nợ) tính theo % của thu nhập quốc gia
Sự nổi lên của một giai cấp gia sản trung lưu trong thế kỉ XX được giải thích một phần bởi sự sụt giảm giá trị các sở hữu (bất động sản, nghề nghiệp và tài chính) của những người giàu có nhất. Sự tàn phá của các cuộc chiến tranh chỉ giải thích một phần tư sự sụt giảm này. Từ một phần ba đến một nửa sự sụt giảm phản ảnh việc là phần lớn tiết kiệm của những người giàu nhất được đầu tư vào trái phiếu công nợ mà giá trị gần như sụt xuống 0 do lạm phát và những sắc thuế đặc biệt. Phần còn lại của sự sụt giảm được giải thích bằng những diễn biến chính trị nhằm giới hạn các quyền của chủ sở hữu (kiềm chế giá cho thuê nhà ở,...).
4/ Vai trò then chốt của các chính sách thuế
Sự lớn mạnh của Nhà nước phân phối lại thông qua thuế khoá (Xem biểu đồ động ở đây)
|11/09/2019|
Tổng những trích thu bắt buộc, tính theo % của thu nhập quốc gia
Sự nổi lên của một giai cấp gia sản trung lưu không những nhờ vào sự sụt giảm giá trị gia sản của những người giàu nhất mà còn do độ tập trung thấp hơn của của cải. Các chính sách thuế luỹ tiến được triển khai trong thế kỉ XX cho đến những năm 1980 đã cho phép phân phối lại các quyền sở hữu. Từ đó đến nay các chính sách thuế ưu đãi những người khá giả nhất đã góp phần làm gia tăng trở lại các bất bình đẳng.
5/ Nguồn gốc thứ nhất của thu nhập của người giàu: sản phẩm tài chính
Những người giàu nhất chuộng các sản phẩm tài chính (Xem biểu đồ động ở đây)
|11/09/2019|
Cơ cấu gia sản theo hình thức và mức thu nhập (thập phân vị) năm 2005
Cách đọc: gia sản của những người thuộc số 10% những người nghèo nhất chỉ gồm độc nhất các kí gởi ngân hàng (100%). Ngược lại gia sản của những người thuộc 0,1% những người giàu nhất (nằm giữa 99,9% và 100% của phân phối) đa số là các tài sản tài chính (86%), nghĩa là những cổ phiếu, trái phiếu.
Những người Pháp nghèo nhất chủ yếu giữ tiền của họ ở ngân hàng. Khi ta lên cao trên thứ bậc thu nhập thì bất động sản giữ một vị trị tăng dần, rồi đến đến các khoản đầu tư trên các thị trường tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, v.v.). Các tài sản này chiếm đa số đối với số 1% những người giàu nhất và lên đến 86% gia sản của số 0,1% những người giàu có nhất. Một chính sách thuế giảm việc đánh thuế thu nhập từ tài chính làm lợi rất nhiều cho những người giàu nhất trong số những người giàu.
6/ Các nhà xã hội dân chủ bỏ rơi các giai cấp bình dân
Cánh tả* trở thành cánh của giới có bằng cấp (Xem biểu đồ động ở đây)
|13/09/2019|
Sai biệt, tính bằng %, của số phiếu bầu cho các đảng cánh tả giữa giới nhiều bằng cấp nhất và phần còn lại của dân chúng
Nguồn: piketty.pse.ens.fr/ideologie * Pháp: các đảng xã hội, cộng sản, cấp tiến, môi trường, Hoa Kì: đảng Dân chủ, Anh: Công đảng
Thomas Piketty đề xuất một phân tích xã hội-bầu bán phiếu bầu tuỳ theo cấp độ bằng cấp và mức độ thu nhập và gia sản. Ông cho thấy là các đảng xã hội-dân chủ ở Pháp, Anh, Hoa Kì và ở các nước khác, cho dù khác biệt cách mấy, đều theo cùng một diễn tiến trong khi trong những năm 1950 đến 1980, các đảng này tập hợp phiếu bầu của những người ít có chuyên môn nhất thì ngày nay đã trở thành những đảng của những người có nhiều bằng cấp.
Bỏ mặc số phận của những người có hoàn cảnh khó khăn nhất các đảng này tôn vinh quyền sở hữu, dựa trên chiều kích giải phóng của quyền này– mọi người đều có quyền sở hữu cái gì đó và được nhà nước bảo hộ sơ hữu đó  – nhưng lại quên khía cạnh bất bình đẳng của quyền này, rằng những người giàu nhất tích lũy không giới hạn.
7/ Việc tiếp cận đào tạo: những bất bình đẳng dai dẳng
Đầu tư vào giáo dục thụt lùi (Xem biểu đồ động ở đây)
|12/09/2019|
Tỉ phần (%) tiền thu thuế dành cho giáo dục trong tổng số tiền thuế thu được
Thế kỉ XX là thế kỉ của sự gia tăng mạnh của chi tiêu cho giáo dục. Dần dần các nước đã đưa toàn bộ một lớp tuổi vào cấp tiểu học rồi trung học. Sau đó thì không thể đưa cả dân chúng vào đại học. Nhưng các chính phủ, đặc biệt là các chính phủ xã hội-dân chủ, đã không tìm cách làm giảm những bất bình đẳng trong việc tiếp cận sự đào tạo.
8/9 Châu Âu đánh mất sự ủng hộ của dân chúng
Châu Âu, một sự tách biệt chính trị có tính giai cấp ở Pháp... (Xem biểu đồ động ở đây)
|13/09/2019|
Tỉ lệ % trả lời thuận trong các cuộc trưng cầu ý dân năm 1992 và 2005 theo thập phân vị của cấp độ bằng cấp và mức độ thu nhập
Nguồn: piketty.pse.ens.fr/ideologie. Cách đọc: năm 1992, trong số 10% những người Pháp có thu nhập thấp nhất thì 45% đã đồng ý Pháp kí Hiệp ước Maastricht. Tỉ phần này là 46% trong số 10% những người Pháp có bằng cấp thấp nhất.
Liên minh Châu Âu không còn thu hút nữa vì đã tự tách mình ra khỏi phần lớn những người châu Âu. Tại Pháp trong cuộc trưng cầu ý dân năm 1992, Hiệp ước Maastricht được thông qua nhờ giới có bằng cấp cao nhất và thu nhập cao nhất. Năm 2005, cuộc trưng cầu ý dân về một hiến pháp châu Âu diễn ra không thuận lợi: người Pháp bác bỏ dự án này, Liên minh Châu Âu đánh mất nhiều sự ủng hộ và chỉ thu hút được đa số cử tri trong số 20% những người giàu nhất và 10% những người có bằng cấp thấp nhất.
Ta gặp lại hiện tượng này ở Anh năm 2013. Giới 40% những gia sản lớn nhất, cũng như giới 20% những người có thu nhập cao nhất và bằng cấp cao nhất đều bầu cho việc Anh ở lại trong Liên minh châu Âu. Do bất lực giải quyết, thậm chí có những chính sách làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng ngày càng tăng, châu Âu đã đánh mất sự ủng hộ của giới bình dân.
... cũng như ở Anh
Tỉ lệ % cấp độ bằng cấp và mức độ thu nhập (Xem biểu đồ động ở đây)
Nguồn: piketty.pse.ens.fr/ideologie. Cách đọc: tại Anh, trong cuộc trưng cầu ý dân về việc nên hay không ở lại trong Liên minh châu Âu, 73% cử tri thuộc giới 10% những người Anh có bằng cấp cao nhất đã bầu cho việc ở lại (Remain). Tỉ phần này là 63% trong giới 10% những cử tri có gia sản lớn nhất.
10/ Trong quá khứ các bất bình đẳng là cao hơn
Xã hội thực dân là bất bình đẳng nhất (Xem biểu đồ động ở đây)
|13/09/2019|
Tỉ phần 10% giàu nhất trong tổng thu nhập, tính theo %
Nhìn trong dài hạn, những bất bình đẳng ở Pháp và châu Âu chưa đạt đến những đỉnh điểm của “Thời kì vàng son”. Ngày nay, Trung Đông hiện ra như khu vực bất bình đẳng nhất của thế giới. Nhưng trong quá khứ đã từng có những trường hợp tồi tệ hơn: các xã hội thực dân có những mức bất bình đẳng cao nhất trong lịch sử.
Nguyễn Đôn Phước dịch
Nguồn:Capital et idéologie: le nouveau Piketty en 10 graphes”, Alternatives économiques, 13.9.2019
Print Friendly and PDF