16.4.23

Trường kinh tế

TRƯỜNG KINH TẾ

Pierre Bourdieu

Lưu ý của dịch giả về các chú thích

Dịch giả chỉ dịch các chú thích trong đó Pierre Bourdieu có đưa thêm những nhận xét, bình luận so với văn bản của bài viết. Còn những chú thích chỉ có tên tác giả, tựa sách, nhà và năm xuất bản, số trang của các cuốn sách được trích dẫn, dịch giả không dịch mà giữ nguyên bản


Pierre Bourdieu (1930-2002)
Le champ économique
- Pierre Bourdieu

Toàn bộ các nghiên cứu được thực hiện cách đây vài năm về việc sản xuất và thương mại hoá các căn nhà cá nhân đều nhằm mục đích thử thách các giả định lý thuyết, đặc biệt là các giả định nhân học, vốn là cơ sở của thuyết kinh tế học chính thống[1]. Và điều này trong một cuộc đối đầu thực nghiệm về một đối tượng chính xác, được xây dựng một cách chặt chẽ, thay vì với một trong các cách đặt lại vấn đề tiên quyết, vì chúng vừa vô hiệu vừa vô bổ, điều chỉ có thể củng cố những tin đồ trong niềm tin của họ. Vì khoa học kinh tế trên thực tế là sản phẩm của một trường có tính đa dạng rất cao, nên không có sự “phê bình” nào đối với những tiền giả định hoặc những khiếm khuyết của nó mà bản thân nó đã không từng thể hiện[2]. Giống như con vật nhiều đầu (Hydre de Lerne), nó có rất nhiều đầu khác nhau nên ta luôn có thể tìm thấy một cái đầu đã nêu ra, có phần ít nhiều đúng, câu hỏi ta đang cố hỏi và luôn luôn một cái đầu - không nhất thiết phải là cùng một đầu – mà ta có thể mượn từ đó các yếu tố để trả lời cho câu hỏi. Do đó, các phản biện đều bị xem như là thiếu hiểu biết hoặc bất công.

Đây là lý do tại sao đối với tôi, dường như cần phải tạo ra các điều kiện thực nghiệm cho một cuộc khảo sát phê phán thực sự không chỉ về khía cạnh này hay khía cạnh khác của lý thuyết kinh tế (chẳng hạn như lý thuyết hợp đồng, lý thuyết các dự kiến duy lý hoặc lý thuyết về tính duy lý hạn chế) mà về chính các nguyên tắc thiết kế của kinh tế học, chẳng hạn như biểu tượng về tác nhân và hành động, sở thích hoặc nhu cầu, nói tóm lại là mọi thứ cấu thành nên quan điểm nhân học mà hầu hết các nhà kinh tế học thường huy động trong thực tiễn của mình tuy không ý thức đến điều đó.

Nhưng mối quan tâm về sự kín đáo đã khiến tôi từ chối những tuyên ngôn lý thuyết và sự thận trọng về nhận thức luận đã khiến tôi tránh những sự khái quát hóa quá sớm chắc chắn đã làm cho những thành tựu thực nghiệm và những câu hỏi lý thuyết do nghiên cứu này mang lại vẫn chưa được nhận ra. Vậy nên, không phải lúc nào ta cũng thấy rằng việc mô tả chặt chẽ mối quan hệ giữa người mua và người bán và viễn cảnh gần như bất biến mà theo đó việc đàm phán và việc ký kết hợp đồng mua bán diễn ra, chứa đựng sự phủ nhận triết lý cá nhân chủ nghĩa của kinh tế học vi mô như một lý thuyết của các lựa chọn riêng lẻ được thực hiện bởi các tác nhân có thể thay thế cho nhau và không có bất kỳ ràng buộc nào về mặt cấu trúc và có khả năng được diễn giải theo logic cơ học và tính thuần tuý của sự tổng gộp[3]. Và cả những ràng buộc về cấu trúc đè nặng lên các tác nhân kinh tế, cho dù họ là những người tiêu dùng đơn giản hay là những người chịu trách nhiệm về các đơn vị sản xuất lớn hơn ít nhiều, cũng không thể được tóm gọn trong những sự cần thiết được ghi nhận, ở một thời điểm nhất định, trong khả năng kinh tế tức thời hoặc trong sự tương tác tức thời: như vậy ngoài việc dấu ấn và ảnh hưởng của trường được ghi trong tố chất của các tác nhân, toàn bộ cấu trúc của trường của những người sản xuất các căn nhà cá nhân đè nặng lên các quyết định của những người phụ trách, trong việc xác định giá cả hoặc chiến lược quảng cáo[4]. Nhưng đóng góp chính của nghiên cứu này, đã tước bỏ đi tất cả bộ máy kỹ thuật của diễn ngôn kinh tế (có lẽ đến mức bị những người không bao giờ hành động mà không được trang bị với những điều trừu tượng về kinh tế xem là ngây thơ), chính là nó làm cho tất cả những gì mà thuyết kinh tế học chính thống xem như là một dữ liệu thuần túy, cung, cầu, thị trường, xuất hiện như là sản phẩm của một sự kiến tạo xã hội, một loại đồ tạo tác lịch sử mà chỉ sử học mới có thể giải thích được. Một lý thuyết kinh tế thực sự chỉ có thể được xây dựng bằng cách đoạn tuyệt với thành kiến ​​chống lại sự phát sinh để khẳng định mình là một khoa học lịch sử. Điều này đòi hỏi nó phải thực hiện sự phê phán lịch sử đối với các phạm trù và khái niệm của nó, phần lớn được vay mượn mà không được kiểm tra từ diễn ngôn thông thường, vốn đã thoát khỏi một sự phê phán như vậy bởi thành lũy của quá trình hình thức hóa.

Thật vậy, thị trường căn nhà cá nhân (có lẽ cũng như bất kỳ thị trường nào, ở những cấp độ khác nhau) là kết quả của một sự kiến tạo xã hội kép, trong đó Nhà nước có một sự đóng góp quyết định: xây dựng cầu, thông qua việc tạo ra các tố chất cá nhân, và chính xác hơn là các hệ thống sở thích cá nhân - đặc biệt về mặt quyền sở hữu hay quyền thuê nhà[5] - và cũng thông qua việc phân bổ các nguồn lực cần thiết, tức là thông qua sự tài trợ của Nhà nước cho việc xây dựng hoặc cho chỗ ở được quy định bởi luật và các quy định mà sự thành hình cũng có thể được mô tả[6]; xây dựng cung, thông qua chính sách của Nhà nước (hoặc các ngân hàng) về tín dụng đối với các nhà sản xuất, vốn đóng góp, với bản chất của tư liệu sản xuất được sử dụng, vào viêc xác định các điều kiện tiếp cận thị trường và chính xác hơn là vị trí trong cấu trúc của trường, cực kỳ phân tán, của các nhà sản xuất nhà ở, tức là các ràng buộc cấu trúc đè nặng lên sự lựa chọn của mỗi người về mặt sản xuất và quảng cáo[7]. Và nếu chúng ta đi đến cùng trong việc tái tạo lịch sử quá trình hình thành về mặt cá nhân (ontogenèse) và thể loại (phylogenèse) những gì mà thuyết kinh tế học chính thống đặt ra, bằng một sự trừu tượng hoá ghê gớm, dưới cái tên gần như không thể xác định là thị trường, chúng ta lại phát hiện ra rằng cầu chỉ được định rõ và xác định đầy đủ trong mối quan hệ với một trạng thái đặc biệt của cung và của cả những điều kiện xã hội, đặc biệt là pháp lý (các quy định về xây dựng, giấy phép xây dựng, v.v.), cho phép nó được thỏa mãn[8].

Đối với "chủ thể" của các hành động kinh tế, rất khó để không thấy, nhất là liên quan đến việc mua một sản phẩm mang ý nghĩa như một ngôi nhà, rằng nó hoàn toàn không phải là ý thức thuần túy không có quá khứ của lý thuyết, và rằng quyết định kinh tế không phải là của một tác nhân kinh tế cô lập, mà là của một tập thể, nhóm, gia đình hoặc công ty, hoạt động như một trường. Hơn nữa, ngoài việc chúng bắt rễ sâu xa trong quá khứ, dưới hình thức của các tố chất hoặc thói quen, thông qua lịch sử đã được sáp nhập của các tác nhân chịu trách nhiệm về chúng, các chiến lược kinh tế thường được tích hợp trong một hệ thống phức tạp của các chiến lược tái sản xuất, tức là chứa đựng toàn bộ lịch sử của mọi thứ chúng muốn kéo dài.

Không gì có thể cho phép bỏ qua sự phát sinh của các tố chất kinh tế của tác nhân kinh tế, và đặc biệt là sở thích, thị hiếu, nhu cầu hoặc năng khiếu của anh ta (trong việc tính toán, tiết kiệm, v.v.) và cả của sự phát sinh của chính cái trường kinh tế, tức là lịch sử của quá trình phân hóa và tự chủ hóa dẫn đến sự cấu thành của trò chơi đặc thù này, trường kinh tế như một vũ trụ tuân theo các quy luật riêng của nó[9]. Lĩnh vực các giao dịch thương mại chỉ mới tách biệt dần khỏi các lĩnh vực khác của đời sống và bộ quy tắc riêng biệt/nomos của nó (“làm ăn là làm ăn”) cũng chỉ mới được khẳng định dần dần ; các giao dịch kinh tế đã không còn được thiết kế theo mô hình các trao đổi trong gia đình, tức là bị chi phối bởi các nghĩa vụ xã hội hoặc gia đình và sự tính toán lợi nhuận cá nhân, tức là lợi ích kinh tế, đã được áp đặt như nguyên tắc chủ đạo của quan điểm, nếu không muốn nói là độc quyền (chống lại sự kìm nén tố chất tính toán).

Thị trường như một huyền thoại thông thái

Như nhiều nhà bình luận đã nhận thấy, khái niệm thị trường hầu như không bao giờ được định nghĩa, chứ chưa nói đến việc bị tranh luận. Do đó, Douglas North nhận xét: “có một thực tế đặc biệt là các tài liệu về kinh tế học (...) lại có quá ít thảo luận về định chế trung tâm làm nền tảng cho kinh tế học tân cổ điển – thị trường” [1]. Thật vậy, lời buộc tội thông thường này không có ý nghĩa gì khi, với cuộc cách mạng của học thuyết cận biên, thị trường không còn là một cái gì đó cụ thể để trở thành một khái niệm trừu tượng không có tham chiếu thực nghiệm nào, một hư cấu toán học dẫn đến cơ chế trừu tượng hình thành giá cả mà lý thuyết trao đổi mô tả (với cái giá là tạm thời gạt sang một bên các thể chế pháp lý và Nhà nước một cách có ý thức và được tuyên bố rõ ràng). Khái niệm này được thể hiện đầy đủ ở Walras, với các khái niệm về thị trường hoàn hảo, mà đặc trưng là sự cạnh tranh và thông tin hoàn hảo, và khái niệm về cân bằng chung trong một thế giới các thị trường được kết nối với nhau. Đây không phải là một định nghĩa không đặt vấn đề, như người ta có thể thấy khi tham khảo cuốn sách tham chiếu của “các nhà lý thuyết về tổ chức công nghiệp”: “Khái niệm thị trường không phải là đơn giản. Rõ ràng, chúng tôi không muốn giới hạn mình trong trường hợp sản phẩm thuần nhất. Nếu chúng ta cho rằng hai hàng hóa thuộc cùng một thị trường, nếu và chỉ nếu chúng là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho nhau, thì hầu như tất cả các thị trường sẽ được phục vụ bởi một công ty duy nhất – trong khi các công ty sản xuất hàng hóa đều ít nhất có sự khác biệt nhỏ (về mặt vật chất hoặc vị trí, sự dễ kiếm, thông tin người tiêu dùng hoặc một số yếu tố khác). Nhưng hầu hết các công ty thực sự không hưởng được quyền lực độc quyền thuần túy. Việc tăng giá khiến người tiêu dùng có xu hướng thay thế bằng một số ít hơn hàng hóa thay thế. Do đó, định nghĩa về thị trường không nên quá hẹp. Định nghĩa của nó cũng không nên quá rộng. Bất kỳ hàng hóa nào cũng là một sự thay thế tiềm năng cho một mặt hàng khác, cho dù rằng theo một cách vô cùng nhỏ. Tuy nhiên, thị trường không phải là toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt, nó đòi hỏi sự phân tích cân bằng bộ phận. Nó phải cho phép có được một mô tả đơn nhất về các tương tác chính giữa các công ty. Cũng rất quan trọng nhận thức rằng định nghĩa 'đúng đắn' về thị trường còn phụ thuộc vào cách nó được sử dụng” [2]. Quyết định bỏ qua “khó khăn thực nghiệm” trong việc định nghĩa thị trường, tác giả giả định rằng thị trường “liên quan đến một sản phẩm thuần nhất hoặc một nhóm các sản phẩm khác biệt là những sản phẩm thay thế khá tốt (hoặc bổ sung) cho ít nhất một sản phẩm trong nhóm và có tương tác hạn chế với phần còn lại của nền kinh tế”. Ta thấy bằng cách nào để cứu thị trường như một cơ chế thuần khiết về nơi gặp gở giữa cung và cầu, chúng ta bị dẫn đến việc giành sự xây dựng thị trường cho một một quyết định độc đoán đặc biệt (ad hoc), không có chứng minh lý thuyết và không có xác nhận thực nghiệm (có lẽ ngoài các độ đo tính co giãn nhằm mục đích cho thấy sự đứt đoạn trong chuỗi các sản phẩm thay thế). Thật vậy, các điều kiện phải được đáp ứng để bất kỳ trạng thái cân bằng nào của thị trường cũng trở nên tối ưu (chất lượng sản phẩm được xác định rõ ràng, thông tin đối xứng, có đủ người mua và người bán để loại trừ bất kỳ nhóm độc quyền nào) thực tế không bao giờ được thực thi và các thị trường hiếm hoi tuân theo mô hình này là những đồ tạo tác xã hội dựa trên những điều kiện hoàn toàn đặc biệt về khả năng tồn tại, chẳng hạn như mạng lưới điều tiết công hoặc mạng lưới các tổ chức. Do tính mơ hồ hoặc đa nghĩa của nó, khái niệm thị trường có thể gợi lên một cách luân phiên hoặc đồng thời ý nghĩa trừu tượng, toán học, với tất cả các tác động khoa học đi cùng, hoặc ý nghĩa này hoặc ý nghĩa cụ thể khác, ít nhiều gần với trải nghiệm thông thường, chẳng hạn như nơi diễn ra các cuộc trao đổi – chợ/market place -, thỏa thuận về các điều khoản của sự giao dịch trong một cuộc trao đổi – kết thúc một cuộc trao đổi -, các thị trường tiêu thụ của một sản phẩm – chinh phục thị trường -, toàn bộ các giao dịch được mở ra cho một hàng hóa – thị trường dầu – cơ chế kinh tế đặc trưng của các "nền kinh tế thị trường". Do đó, khái niệm thị trường được chuẩn bị để đóng vai trò của một “huyền thoại thông thái”, có sẵn cho mọi cách sử dụng mang tính ý thức hệ dựa trên sự chuyển động ngữ nghĩa. Do đó, các thành viên của Trường phái Chicago, và đặc biệt là Milton Friedman [3], đã có những nỗ lực để phục hồi thị trường (đặc biệt là chống lại giới trí thức được cho là thù địch [4]), dựa trên việc đồng hóa thị trường và quyền tự do, biến tự do kinh tế trở thành điều kiện của tự do chính trị.

______________

[1] – D. North, “Markets and other Allocations Systems” trong “History: The Challenge of Karl Polanyi ”, Journal of European Economic History, 1977, 6, tr. 703-716; chúng ta có thể nhắc lại hai sự vi phạm, luôn luôn được trích dẫn, của quy luật im lặng này: Marshall, Principles of Economics, 1890 – với chương "On markets" – và Joan Robinson, bài Market trong Encyclopedia Britannica – được lấy lại trong Tuyển tập các bài báo kinh tế của bà.

[2]J. Tirole, The Theory of Industrial Organization, Cambridge, The MIT Press, 1988, p. 12.

[3] – M. Friedman, Capitalism and Freedom, Chicago, Chicago University Press, 1962,

[4] – G. Stigler, The Intellectual and the Marketplace, Cambridge, Harvard University Press, 1963 (1984), spéet. p. 143-158.

Lịch sử của các nguồn gốc, nơi mà các tập tính tư bản chủ nghĩa được tạo ra cùng lúc với việc thiết lập trường trong đó chúng được trin khai, và nhất là việc quan sát các tình huống (thường là tình huống thuộc địa) trong đó các tác nhân, được trang bị với các tố chất phù hợp với một trật tự tiền tư bản, bị ném một cách tàn bạo vào một thế giới tư bản, cho phép chúng ta khẳng định rằng các xu hướng kinh tế được trường kinh tế, như nó được chúng ta biết hiện nay, đòi hỏi không có gì là tự nhiên và phổ quát. Chúng là sản phẩm của toàn bộ lịch sử tập thể cần được tái tạo liên tục trong từng lịch sử cá nhân. Như sự phân tích thống kê các biến đổi trong thực tiễn kinh tế về tín dụng, tiết kiệm hoặc đầu tư tùy theo khối lượng các nguồn lực kinh tế và văn hóa sở hữu chứng thực, quên rằng có các điều kiện kinh tế và văn hóa trong việc tiếp cận các ứng xử mà lý thuyết kinh tế coi là duy lý, là thiết lập những tố chất được tạo ra trong những điều kiện kinh tế và xã hội cụ thể như là thước đo và chuẩn mực phổ quát của mọi hành vi kinh tế và biến trật tự kinh tế của thị trường thành mục đích duy nhất/telos của toàn bộ quá trình phát triển lịch sử [10]. Rộng hơn, chỉ biết và xác nhận cái logic của sự tráo trợn duy lý có nghĩa là từ chối hiểu các hành vi kinh tế cơ bản nhất, bắt đầu từ chính sự lao động[11].

Trường kinh tế khác với các lĩnh vực khác ở chỗ, các biện pháp trừng phạt ở đó đặc biệt tàn bạo và các hành vi ở đó có thể công khai đặt ra mục tiêu là tìm kiếm sự tối đa hóa lợi nhuận vật chất của cá nhân. Nhưng sự xuất hiện của một vũ trụ như vậy hoàn toàn không bao hàm sự mở rộng cho tất cả các lĩnh vực của cuộc sống logic của sự trao đổi hàng hóa vốn, thông qua hiệu ứng thương mại hóa và sự định giá, đã bị loại trừ một cách cơ bản bởi logic của việc trao đổi quà tặng, có xu hướng tóm gọn mọi thứ trong trạng thái hàng hóa có thể mua được và phá hủy mọi giá trị. (Do đó, như Richard Titmus đã cho thấy trong Mối quan hệ quà tặng/The gift relationship, sự trao đổi máu nhằm mục đích được truyền lại sẽ hiệu quả hơn khi chúng dựa trên việc hiến tặng hơn là khi chúng tuân theo một logic thương mại nghiêm ngặt. Việc xem các “sản phẩm” như máu hoặc bộ phận cơ thể con người như hàng hóa không phải là không có hậu quả về mặt đạo đức và có thể góp phần làm suy giảm lòng vị tha và tình đoàn kết)[12]. Có nhiều lĩnh vực của cuộc sống của con người, và đặc biệt là các lĩnh vực của gia đình, của nghệ thuật hoặc văn học, khoa học, và thậm chí, ở một chừng mức nhất định, của bộ máy quan liêu, ít nhất vẫn còn rất xa lạ với việc tìm kiếm sự tối đa hóa lợi nhuận vật chất. Và, ngay cả trong trường kinh tế, logic của thị trường chưa bao giờ thành công trong việc thay thế hoàn toàn các yếu tố phi kinh tế trong sản xuất hoặc tiêu dùng (ví dụ, trong nền kinh tế của căn nhà, các khía cạnh biểu tượng, vẫn rất quan trọng, có thể được khai thác về mặt kinh tế). Các vụ giao dịch không bao giờ bị thu hẹp hoàn toàn trong chiều kích kinh tế của chúng và, như Durkheim đã nhắc nhở chúng ta, các hợp đồng luôn có các điều khoản ngoài hợp đồng.

Lợi ích kinh tế (thường được xem như là sự rút gọn của bất kỳ loại lợi ích nào) chỉ là hình thái đặc thù của illusio (tiếng Latinh là sai lầm, ảo tưởng – ND), sự đầu tư vào trò chơi kinh tế khi trường được các tác nhân được trang bị với các tố chất thích hợp lĩnh hội, do được thủ đắc trong và thông qua một kinh nghiệm sớm và kéo dài về những điều cần thiết của trường (giống như những học sinh của một trường học nhỏ ở Anh, vài năm trước, đã thành lập một công ty bảo hiểm để chống lại các hình phạt)[13]. Những tố chất kinh tế cơ bản nhất, nhu cầu, sở thích, khuynh hướng – để làm việc, tiết kiệm, đầu tư, v.v. - không phải là ngoại sinh, tức là phụ thuộc vào bản chất phổ quát của con người, mà là nội sinh và phụ thuộc vào lịch sử, lịch sử của vũ trụ kinh tế nơi chúng được đòi hỏi và khen thưởng. Điều đó có nghĩa là, chống lại sự phân biệt kinh điển giữa cứu cánh và phương tiện, trường kinh tế áp đặt cho tất cả mọi người (ở các mức độ khác nhau tùy theo khả năng kinh tế của họ) mục đích (làm giàu cá nhân) và phương tiện "vừa phải /raisonnable" để đạt được chúng.

Cấu trúc của trường

Để đoạn tuyệt với hệ chuẩn thống trị vốn cố gắng trở lại với cái cụ thể thông qua sự kết hợp của hai sự trừu tượng hoá, lý thuyết cân bằng chung và lý thuyết tác nhân duy lý, cần phải, bằng cách công nhận tính lịch sử cấu thành các tác nhân và không gian hoạt động của họ trong một quan niệm duy lý mở rộng, cố gắng xây dựng một định nghĩa thực tế của tính duy lý kinh tế như cuộc gặp gỡ giữa các tố chất được thiết lập về mặt xã hội (trong quan hệ với một trường) và các cấu trúc, cũng được thiết lập về mặt xã hội, của trường này.

Các tác nhân tạo ra không gian, tức là trường kinh tế chỉ tồn tại thông qua các tác nhân ở trong trường và làm biến dạng không gian xung quanh họ, tạo nên một cấu trúc nhất định. Nói cách khác, chính trong mối quan hệ giữa các “nguồn gốc khác nhau của trường”, nghĩa là chính giữa các công ty sản xuất khác nhau, mà trường và các mối quan hệ quyền lực đặc trưng của trường được tạo ra[14]. Cụ thể hơn, chính các tác nhân, nghĩa là các công ty, được xác định bởi khối lượng và cấu trúc tư bản đặc trưng mà chúng sở hữu, sẽ quyết định cấu trúc của trường, và, qua đó, trạng thái của các lực tác động đến toàn bộ (thường được gọi là "khu vực” hoặc "ngành") các công ty tham gia vào việc sản xuất các sản phẩm tương tự. Các công ty tạo ra các tác động tiềm tàng khác nhau về cường độ, quy luật của tiến trình giảm dần và hướng của chúng. Các công ty kiểm soát một phần của trường (thị phần) càng lớn khi tư bản của chúng càng lớn. Còn đối với người tiêu dùng, hành vi của họ sẽ hoàn toàn bị thu gọn trong tác động của trường nếu họ không có sự tương tác nhất định với nó (tùy vào quán tính của họ, rất nhỏ). Trọng lượng gắn với một tác nhân phụ thuộc vào tất cả các điểm khác và vào mối quan hệ giữa tất cả các điểm, nghĩa là toàn bộ không gian được hiểu như một chòm sao quan hệ.

Mặc dù chúng ta nhấn mạnh ở đây về các hằng số, nhưng chúng ta nhận thức được rằng tư bản, dưới những thể loại khác nhau, thay đổi tùy theo nét đặc thù của từng tiểu trường, tức là tùy vào lịch sử của trường này, vào trạng thái phát triển (và đặc biệt mức độ tập trung) của công nghiệp được đề cập và vào nét đặc thù của sản phẩm[15]. Vào cuối cuộc nghiên cứu rộng lớn mà ông đã tiến hành về thực tiễn định giá của các ngành công nghiệp khác nhau của Mỹ[16], Hamilton đã nêu lên mối liên hệ của tính đặc ứng của các ngành khác nhau (tức là của các trường khác nhau) với tính đặc biệt của lịch sử xuất hiện của chúng, mỗi ngành có nét đặc trưng của nó với phương thức hoạt động riêng biệt, các truyền thống đặc biệt, cách thức đặc biệt để đưa ra những quyết định định giá[17].

Sức mạnh gắn liền với một tác nhân phụ thuộc vào các lợi thế khác nhau của tác nhân, đôi khi được gọi là tài sản thị trường chiến lược/strategic market assets, các yếu tố thành công (hoặc thất bại) khác nhau có thể mang lại cho tác nhân ấy một lợi thế cạnh tranh, tức là, chính xác hơn, khối lượng và cấu trúc vốn mà tác nhân sở hữu, dưới các dạng khác nhau của nó: vốn tài chính, hiện tại hoặc tiềm năng, vốn văn hóa (không nên nhầm lẫn với "vốn con người"), vốn công nghệ, vốn về mặt pháp lý, vốn tổ chức (bao gồm vốn thông tin và tri thức về trường), vốn thương mại và vốn biểu tượng. Vốn tài chính là sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua việc tiếp cận các ngân hàng) các nguồn tài chính là điều kiện chủ yếu (với thời gian) của việc tích lũy và bảo toàn các loại vốn khác. Vốn công nghệ là danh mục những nguồn lực khoa học (tiềm năng nghiên cứu) hoặc các kỹ thuật khác biệt (thủ tục, kỹ năng, thói quen và bí quyết độc đáo và gắn bó chặt chẽ, có khả năng làm giảm chi tiêu về lao động hoặc về tư bản hoặc làm tăng hiệu suất) có khả năng được triễn khai trong sự thiết kế và sự sản xuất sản phẩm. Vốn thương mại (sức mạnh bán hàng) đến từ việc kiểm soát mạng lưới phân phối (kho bãi và vận chuyển) và các dịch vụ tiếp thị và hậu bán hàng. Vốn biểu tượng nằm trong việc làm chủ các nguồn lực biểu tượng dựa trên kiến ​​thức và sự công nhận như thương hiệu (đầu tư để gây sự tín nhiệm/goodwill investment), sự trung thành đối với thương hiệu (brand loyalty)[18]v.v.; là một quyền lực hoạt động như một hình thức tín dụng, nó giả định sự tin tưởng hoặc niềm tin của những người phải chịu nó vì họ sẵn sàng tín nhiệm nó (đó là quyền lực biểu tượng được Keynes viện dẫn khi ông cho rằng việc bơm tiền sẽ hoạt động nếu các tác nhân tin rằng điều đó sẽ hoạt động và của các lý thuyết về các bong bóng đầu cơ).

Cấu trúc phân bổ vốn và cấu trúc phân bổ chi phí, mà bản thân chủ yếu gắn với quy mô và mức độ hợp nhất theo chiều dọc, quy định cấu trúc của trường, tức là sự tương quan quyền lực giữa các công ty, sự kiểm soát của một phần rất quan trọng của vốn (của toàn bộ năng lượng) mang lại quyền lực trên trường, tức là trên các người có ít vốn đầu tư. Nó cũng kiểm soát quyền tham gia vào trường và sự phân bố các cơ hội thu lợi nhuận. Các loại vốn khác nhau không chỉ tác động một cách gián tiếp, thông qua giá cả ; chúng còn tạo ra hiệu ứng cấu trúc vì việc chấp nhận sự ứng dụng một kỹ thuật mới, sự kiểm soát một thị phần lớn hơn, v.v. thay đổi vị trí tương đối và hiệu năng của tất cả các loại vốn do các công ty khác nắm giữ.

Đối lập với quan niệm mang tính tương tác, không thừa nhận bất kỳ hình thức hiệu lực xã hội nào khác ngoài "ảnh hưởng" được thực hiện trực tiếp bởi một công ty (hoặc một người chịu trách nhiệm đại diện cho nó) đối với một công ty khác thông qua một số hình thức "can thiệp", chúng ta phải đề xuất một quan niệm cấu trúc, có tính đến các tác động của trường, tức là tất cả các sự ràng buộc, thông qua cấu trúc của trường, do sự phân phối bất bình đẳng của tư bản xác định, và được áp đặt liên lục, bên ngoài bất kỳ sự can thiệp hoặc thao túng trực tiếp nào, trên toàn bộ các bên tham gia vào trường, và do đó càng hạn chế không gian của những gì có thể thực hiện được, phạm vi mở ra cho các tác nhân, nhất là khi chúng càng ở thế bất lợi này. Chính nhờ trong lượng cỉa các công ty trong cấu trúc này, hơn là nhờ những can thiệp trực tiếp mà chúng cũng có thể tiến hành (đặc biệt là thông qua mạng lưới tham gia chéo trong các hội đồng quản trị - các ban giám đốc phối hợp/ interlocking directorates - là một biểu hiện ít nhiều biến dạng)[19], mà các công ty thống trị gây áp lực lên các công ty bị chi phối và lên chiến lược của những công ty này. Chính thông qua vị trí của chúng trong cấu trúc (tức là cấu trúc) mà các công ty thống trị xác định các hằng số và đôi khi là cả các quy tắc và giới hạn của trò chơi mà chúng sử đổi: bằng sự tồn tại đơn thuần và cũng bằng hành động của chúng (chẳng hạn một quyết định đầu tư hay thay đổi giá cả) chúng thay đổi toàn bộ môi trường của các công ty khác và hệ thống các ràng buộc đè nặng lên những công ty này hoặc không gian của các khả năng có sẵn cho chúng, bằng cách giới hạn và phân định không gian của các vận động chiến thuật và các chiến lược khả thi. Các quyết định (của kẻ thống trị cũng như của kẻ bị chi phối) chỉ là sự lựa chọn giữa các khả năng được xác định (trong giới hạn của các khả năng này). Sự tồn tại và hiệu quả của các “can thiệp”, khi xảy ra, là nhờ vào cấu trúc của các mối quan hệ trong trường giữa những tác nhân can thiệp và những tác nhân gánh chịu sự cân thiệp này.

Ví dụ điển hình về những tác động cấu trúc này, không thể quy vào những can thiệp có chủ đích và nhất định của các tác nhân đơn lẻ là trường vốn tài chính quốc tế chắc có lẽ phải mang hình dạng bề ngoài của định mệnh (ít nhất là trong một quan niệm nhất định của báo chí về các "thị trường tài chính") là do nó không cần phải can thiệp trực tiếp trên các chính phủ quốc gia để áp đặt một chính sách, hoặc còn hơn nữa cấm đoán họ thực hiện nó. Quyền lực cấu trúc mà trường vốn tài chính quốc tế thực hiện được triển khai thông qua những tác động không nhất thiết được mong muốn mà qua một sự thay đổi phần bù rủi ro đối với lãi suất quốc gia hoặc tỷ giá hối đoái có thể tác động lên chi phí của các chính sách của các chính phủ này ; các chi phí này thay đổi, tùy vào vị trí của các quốc gia liên quan trong cơ cấu phân phối vốn và trong thứ bậc quyền lực, từ việc hạn chế tín dụng mà các nước nghèo có thể phải chịu, đến sự "không bị trừng phạt" của các nước giàu có, đặc biệt là khi đồng tiền của chúng được sử dụng như tiền tệ dự trữ quốc tế, giống như Hoa Kỳ, có thể thoát khỏi hậu quả của chính sách thâm hụt ngân sách và thương mại.

Cấu trúc của trường và sự phân bổ bất bình đẳng của các lợi thế (lợi thế theo quy mô, lợi thế công nghệ, v.v.) góp phần đảm bảo sự tái sản xuất trường, thông qua các "rào cản gia nhập" (thị trường – ND), kết quả của những bất lợi thường xuyên mà những công ty mới tham gia phải đối mặt hoặc của những chi phí vận hành mà chúng phải trả. Những khuynh hướng này tồn tại ngay trong cấu trúc của trường (chẳng hạn như khuynh hướng khiến trường dành ưu tiên cho những tác nhân có nhiều vốn nhất), và được củng cố bởi hành động của tất cả các loại "định chế nhằm giảm sự không chắc chắn/ uncertainty-reducing institutions", theo cách diễn đạt của Jan Kregel [20], hợp đồng tiền lương, hợp đồng nợ, giá quản lý, thỏa thuận thương mại, hoặc "cơ chế cung cấp thông tin về các hành động tiềm tàng của các tác nhân kinh tế khác", làm cho trường có được một thời hạn và một tương lai có thể lường trước và tính toán được. Các diễn biến đặc trưng được ghi trong cấu trúc của trường và trong các trò chơi được lặp lại diễn ra trong đó khiến các tác nhân thủ đắc được các công thức, thủ thuật và tố chất được truyền tải vốn là nền tảng của những dự đoán thực tiễn ít nhất mang tính cơ sở một cách thô sơ.

Do đặc trưng của trường kinh tế là cho phép và ưu đãi quan điểm tính toán và các xu hướng chiến lược đi cùng, ta không phải lựa chọn giữa quan điểm cấu trúc thuần túy và quan điểm chiến lược: các chiến lược được xây dựng một cách có ý thức nhất cũng chỉ được triển khai trong các giới hạn và theo những hướng được ấn định bởi các giới hạn cấu trúc và các định hướng mà các ràng buộc gán cho chúng và bởi kiến ​​thức, được phân bổ không đồng đều, về các ràng buộc này (vốn thông tin đảm bảo cho những người có vị trí thống lĩnh - đặc biệt là thông qua việc tham gia vào các hội đồng quản trị hoặc, trong trường hợp của các ngân hàng, thông qua dữ liệu do người xin vay cung cấp - chẳng hạn là một trong những nguồn lực giúp có thể lựa chọn các chiến lược quản lý vốn tốt nhất). Lý thuyết tân cổ điển, vốn từ chối tính đến các tác động của cấu trúc và tất nhiên đến các mối quan hệ khách quan của quyền lực, có thể giải thích những lợi thế dành cho những công ty giàu nhất về vốn bằng thực tế rằng, nhớ tính đa dạng hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn và tiếng tăm hơn (do đó có thể bị mất mát nhiều hơn), các công ty này cung cấp các bảo đảm cho phép chúng cung cấp vốn với chi phí thấp hơn và điều này vì những lý do đơn thuần mang tính tính toán kinh tế. Và điều này có thể sẽ dẫn đến sự bác bẻ rằng ta xem xét các hoạt động kinh tế một cách chặt chẽ hơn bằng cách viện dẫn, với một số nhà lý thuyết, vai trò "giữ gìn kỷ luật/giáo huấn" của thị trường như một cơ quan đảm bảo sự phối hợp tối ưu của các sở thích (các cá nhân bị ép buộc phải đặt các lựa chọn của họ dưới logic tối đa hóa lợi nhuận, nếu không thì sẽ bị loại bỏ - giống như những nhà quản lý không bảo vệ tốt lợi ích của cổ đông trong quá trình tiếp quản công ty) hoặc đơn giản hơn, tác động của giá cả - liên quan đến việc là khi một nhà sản xuất tăng sản lượng của mình, hoặc năng lực sản xuất của anh ta, anh ta tạo ra một hiệu ứng giá cả ảnh hưởng đến những nhà sản xuất khác.

Thật vậy, trái với biểu tượng thông thường, lấy lại các khái niệm rất mơ hồ được các nhà kinh tế học sử dụng, kết hợp "chủ nghĩa cấu trúc", được quan niệm như một hình thái của "tổng thể luận", với sự chấp nhận một tất định luận triệt để[21], việc tính đến cấu trúc của trường và các tác động của nó hoàn toàn không dẫn đến việc hủy bỏ quyền tự do chơi của các tác nhân. Ngược lại, xây dựng trường sản xuất như vậy là khôi phục đầy đủ trách nhiệm định giá (price makers) của những nhà sản xuất, mà lý thuyết chính thống bằng cách bắt các nhà sản xuất phải phục tùng vô điều kiện quyền lực có tính quyết định của thị trường, nguyên lý và động thái của chính hình thái của bản thân thị trường, đã quy giản các nhà sản xuất, cũng như người tiêu dùng, vào vai trò của những người nhận giá (price takers)[22].

Từ bỏ khái niệm kinh viện điển hình về trạng thái cân bằng (của thị trường hoặc của trò chơi) để ủng hộ khái niệm trường là từ bỏ logic trừu tượng của việc chấp nhận giá cả, tức là sự quy định giá một cách tự động, máy móc và tức thời trên các thị trường bị chi phối bởi sự cạnh tranh không bị ràng buộc, để đứng trên quan điểm định giá, tức là quan điểm về quyền lực bị phân hóa để xác định giá mua (vật liệu, nhân công, v.v.) và giá bán (tức là của lợi nhuận), một quyền lực mà ở một số công ty rất lớn được giao cho các chuyên gia được đào tạo đặc biệt cho mục đích này, những người định giá (price setters). Đó cũng là du nhập lại cấu trúc các mối tương quan lực lượng cấu thành trường sản xuất, vốn về cơ bản góp phần xác định giá cả bằng cách xác định các cơ hội khác nhau nhằm tác động vào sự hình thành giá cả và, nói chung, nhằm chi phối các khuynh hướng nội tại của các cơ chế của trường, và cùng lúc, không gian tự do còn lại cho các chiến lược của các tác nhân[23].

Như vậy, lý thuyết trường đối lập với quan điểm mang tính nguyên tử và cơ học vốn xem một cách sai lầm tác động của giá cả như là chân lý tuyệt đối, và vị cứu tinh này, giống như trong vật lý Newton, quy giản các tác nhân (cổ đông, nhà quản lý hoặc công ty) thành các điểm vật chất có thể hoán đổi cho nhau, mà các sở thích, được ghi nhận trong một hàm lợi ích ngoại sinh hoặc thậm chí, trong biến thể cực đoan nhất, là bất biến, xác định các hành động một cách máy móc (khái niệm "tác nhân tiêu biểu", làm cho tất cả sự khác biệt giữa các tác nhân và sở thích của chúng biến mất, là một thủ thuật thuận tiện để xây dựng các mô hình có khả năng tạo ra các dự đoán tương tự với các dự đoán trong các mô hình của cơ học cổ điển). Lý thuyết trường cũng đối lập, nhưng theo một cách khác, với quan điểm tương tác mà sự mơ hồ cơ bản về tác nhân tiêu biểu như một nguyên tử tính toán làm cho lý thuyết này có thể cùng tồn tại với quan điểm cơ học theo đó trật tự kinh tế và xã hội bị quy thành vô số các cá nhân tương tác với nhau, thường theo phương thức hợp đồng. Dựa vào một loạt định đề với những hệ quả nghiêm trọng, đặc biệt là định đề khẳng định rằng các công ty sẽ bị xem như là những đơn vị cô lập đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận của chúng[24], lý thuyết hiện đại về tổ chức công nghiệp chuyển mô hình của quyết định cá nhân (mô hình mà tính phi thực tế được nêu lên tuy không dẫn đến bất kỳ hệ quả nào) sang cấp độ của một tập thể chẳng hạn như công ty (mà ta sẽ thấy rằng bản thân nó hoạt động như một trường) như là kết quả của một tính toán có ý thức nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận (của công ty). Như vậy, lý thuyết này tự cho phép mình quy cấu trúc của mối tương quan lực lượng cấu thành trường thành một tập hợp các tương tác không có bất kỳ tính siêu việt nào đối với các người đã dấn thân vào trường, ở một thời điểm, và có khả năng được mô tả với ngôn ngữ của lý thuyết trò chơi. Hoàn toàn tương đẳng trong các định đề cơ bản với triết học mang tính trí thức luận cũng là nền tảng của lý thuyết tân cận biên, lý thuyết toán học này, mà chúng ta quên mất là nó đã được xây dựng một cách rõ ràng và chủ yếu để chống lại logic của thực tiễn, - trên cơ sở các định đề không có bất kỳ nền tảng nhân học nào, chẳng hạn như định đề khẳng định rằng hệ thống sở thích đã được cấu thành và có tính bắc cầu[25] -, mặc nhiên thu gọn các tác động của trường kinh tế thành nơi diễn ra các tiên đoán lẫn nhau của các tác nhân.

Đây là cách mà nhiều nhà xã hội học vốn, như Mark Granoveter, tin rằng họ thoát khỏi biểu tượng của tác nhân kinh tế như một đơn tử ích kỷ bị giam cầm trong "mục tiêu theo đuổi lợi ích riêng của mình" và như một "tác nhân nguyên tử đưa ra quyết định bên ngoài bất kỳ ràng buộc nào của xã hội", tách khỏi quan điểm của Bentham và "cá nhân luận" chỉ để rơi vào quan điểm tương tác vốn, bỏ qua sự ràng buộc về cấu trúc của trường, chỉ muốn (hoặc chỉ có thể) biết rằng tác động của sự tiên đoán có ý thức và có tính toán của mỗi tác nhân sẽ có ảnh hưởng đối với các tác nhân khác (điều mà chính một nhà lý thuyết về thuyết tương tác như Anselm Strauss đã gợi lên dưới cái tên bối cảnh nhận thức/awareness context[26], do đó làm cho tất cả các tác động của cấu trúc và tất cả các mối tương quan quyền lực khách quan biến mất đi - như thể chúng ta muốn nghiên cứu chiến lược răn đe lẫn nhau trong khi quên rằng chúng chỉ có thể được thiết lập giữa những người sở hữu vũ khí nguyên tử); hoặc tác động, được tư duy như là "ảnh hưởng" mà các mạng xã hội, các tác nhân khác hoặc các chuẩn mực xã hội, sẽ có trên anh ta[27].

Do đó, không chắc rằng cái thường được gọi là "truyền thống Harvard" (tức là kinh tế học công nghiệp do Joe Bain và các cộng sự của ông thành lập) lại không xứng đáng hơn cái nhìn hơi trịch thượng mà "các nhà lý thuyết tổ chức công nghiệp" dành cho nó. Có lẽ thực sự tốt hơn là nên đi đúng hướng với những lý thuyết không chặt chẽ/loose theories, nhấn mạnh vào sự phân tích thực nghiệm các lĩnh vực công nghiệp, hơn là lao vào con đường không có lối ra, với tất cả các bề ngoài của sự nghiêm ngặt, nhằm trình bày “một phân tích tổng quát và tao nhã”. Ở đây tôi muốn nói đến Jean Tirole khi tác giả này viết: “Làn sóng đầu tiên, gắn liền với tên tuổi của Joe Bain và Edward Mason và đôi khi được gọi là 'truyền thống Harvard', mang bản chất thực nghiệm. Nó đã phát triển 'hệ chuẩn cấu trúc-hành vi-hiệu suất' nổi tiếng theo đó cấu trúc thị trường (số lượng người bán trên thị trường, mức độ khác biệt của sản phẩm, cấu trúc chi phí, mức độ hợp nhất theo chiều dọc các nhà cung cấp, v.v.) xác định hành vi (bao gồm giá cả, nghiên cứu và phát triển, đầu tư, quảng cáo, v.v.) và dẫn đến lợi nhuận thị trường (hiệu quả, tỷ lệ giá trên chi phí cận biên, sự đa dạng của sản phẩm, tốc độ đổi mới, lợi nhuận và phân phối). Hệ chuẩn này, mặc dù có vẻ hợp lý, thường dựa trên các lý thuyết lỏng lẻo và nó nhấn mạnh đến các nghiên cứu thực nghiệm về các ngành công nghiệp[28]

Edward Mason thực sự có công trong việc thiết lập nền tảng của một phân tích cấu trúc đích thực (đối lập với phân tích chiến lược hoặc tương tác) về hoạt động của một trường kinh tế. Trước hết, ông khẳng định rằng chỉ một sự phân tích có khả năng tính đến cả cấu trúc của công ty, tức là nguyên tắc của khả năng phản ứng với cấu trúc đặc thù của trường và cả cấu trúc của từng lĩnh vực (industry/ngành), cả hai lý thuyết này đều bị những người theo lý thuyết trò chơi bỏ qua (một lý thuyết mà khi lướt qua ông đã có một phê phán trước: “Xây dựng những phỏng đoán về hành vi có khả năng xảy ra của A dựa trên giả định rằng B sẽ hành động theo một cách nhất định, dường như đặc biệt không mang lại kết quả ”), mới có thể giải thích tất cả những khác biệt giữa các công ty về thực tiễn cạnh tranh, đặc biệt là về chính sách giá cả, sản xuất và đầu tư của chúng[29]. Sau đó, ông cố gắng thiết lập cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm các yếu tố quyết định sức mạnh tương đối của công ty trong trường, quy mô tuyệt đối, số lượng công ty, sự khác biệt của sản phẩm. Cuối cùng, quy cấu trúc của trường về không gian những trường hợp có thể như không gian này hiện ra đối với các tác nhân, ông muốn vẽ ra một "hệ thống các loại hình" của các "tình huống" được xác định bởi tất cả "những cân nhắc mà người bán tính đến khi xác định chính sách và thực tiễn của mình "("Cấu trúc thị trường của người bán bao gồm tất cả những cân nhắc mà anh ta tính đến khi xác định các chính sách và thực tiễn kinh doanh của mình"[30].

Trường kinh tế như là trường đấu tranh

Trường các lực lực cũng là một trường đấu tranh nhằm duy trì hoặc biến đổi trường các lực, một trường hành động được kiến tạo về mặt xã hội, nơi mà các tác nhân được trang bị với các nguồn lực khác nhau xung đột với nhau. Mục đích của các hành động mà các công ty triển khai và hiệu quả của các hành động này trong trường các lực, tức là vị trí của các công ty trong cấu trúc phân phối tư bản dưới mọi hình thức của nó. Hoàn toàn xa lạ với việc đối mặt với một vũ trụ không có trọng lực hoặc ràng buộc, nơi họ có thể triển khai các chiến lược của mình một cách thoải mái, các tác nhận phải đối mặt với một không gian các khả thể phụ thuộc rất chặt chẽ vào vị trí mà họ chiếm giữ trong trường. Một biên độ tự do được dành cho trò chơi, so với cuộc chơi, theo nghĩa là kết quả của việc chia bài, tức là một danh mục các lợi thế. Có lẽ biên độ tự do này lớn hơn là ở các trường khác vì mức độ đặc biệt cao mà, ngay cả bên ngoài lý thuyết kinh tế, chủ yếu được sử dụng như một công cụ chính đáng hóa, các phương tiện và mục đích của hành động, và do đó các chiến lược, được trình bày rõ ràng[31], đặc biệt dưới dạng "lý thuyết bản địa" về hành động chiến lược (management), rõ ràng được sản xuất với mục đích hỗ trợ các tác nhân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, trong các quyết định của họ, và được giảng dạy rõ ràng trong các cơ sở đào tạo những nhà lãnh đạo này, chẳng hạn như các trường kinh doanh (business schools) lớn[32].

Loại chủ nghĩa bất chấp đạo lý được thể chế hóa này, hoàn toàn trái ngược với sự phủ nhận và thăng hoa được áp đặt trong các vũ trụ sản xuất biểu tượng, khiến cho ranh giới trong trường hợp này ít rõ ràng hơn giữa biểu tượng bản địa và sự trình bày khoa học: vậy nên có sách chuyên luận đề cập đến chiến trường của các sản phẩm trên thị trường /product market battlefield[33]. Trong một trường mà giá cả vừa là mục tiêu vừa là vũ khí, cho cả những người sản xuất chúng và cho những người khác, các chiến lược tự phát có một sự trong suốt mà nó không bao giờ đạt được trong các vũ trụ như văn học, nghệ thuật hoặc khoa học, nơi mà các hình phạt vẫn chủ yếu mang tính biểu tượng, tức là vừa mơ hồ vừa có những biến thể chủ quan. Và thật vậy, như nghiên cứu mà logic về quà tặng phải triển khai để che giấu cái đôi khi được gọi là "sự thật của giá cả" (chẳng hạn: nhãn dán trên quà tặng luôn bị bốc đi một cách cẩn thận) chứng thực, giá bằng tiền có một loại tính khách quan và tính phổ quát tàn bạo không để lại nhiều chỗ cho sự đánh giá chủ quan (mặc dù ta có thể nói rằng "nó đắt cho những gì nó là" hoặc rằng "nó đáng cái giá đó"). Do đó các chiến lược lừa phỉnh, có ý thức hay vô thức, như các chiến lược của sự tự phụ thuần túy, ít có cơ hội thành công hơn trong các trường kinh tế, nơi chúng cũng có vị trí của mình, nhưng thường như là chiến lược răn đe (hoặc hiếm hơn là chiến lược quyến rũ).

Các chiến lược trước hết phụ thuộc vào hình thái cấu trúc của trường hoặc, nếu người ta muốn, vào cấu hình đặc thù của các quyền lực là nét đặc trưng của nó, thông qua mức độ tập trung, nghĩa là sự phân bố các thị phần giữa một số lượng doanh nghiệp ít nhiều lớn, - với hai trường hợp cực đoan là sự cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền. Theo Alfred D. Chandler, từ năm 1830 đến năm I960, nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển lớn đã trải qua một quá trình tập trung (đặc biệt là thông qua một trào lưu áp nhập) khiến vũ trụ các công ty nhỏ canh tranh với nhau, vũ trụ tham chiếu của các nhà kinh tế học cổ điển, dần dần biến mất. “Báo cáo của Mac Lane và các nguồn khác cho chúng ta thấy một ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ bao gồm một số lượng lớn các đơn vị sản xuất nhỏ, mỗi đơn vị có ít hơn năm mươi người và dựa vào việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống (…). Các quyết định đầu tư dài hạn cũng như ngắn hạn đều được thực hiện bởi hàng trăm nhà sản xuất nhỏ phản ứng với các tín hiệu của thị trường, theo mô hình được Adam Smith mô tả[34].” Từ nay, kết thúc một quá trình phát triển được đánh dấu đặc biệt bởi một chuỗi dài các vụ sáp nhập và sự thay đổi sâu sắc cấu trúc của các công ty, chúng ta nhận thấy rằng, trong hầu hết các ngành, cuộc đấu tranh nay giới hạn giữa một số ít các các công ty lớn cạnh tranh với nhau vốn, thay vì tự điều chỉnh một cách thụ động theo “tình hình thị trường”, có thể chủ động biến đổi tình hình này.

Các trường này được tổ chức theo một cách tương đối bất biến xung quanh sự đối lập chính giữa những công ty đôi khi được gọi là những công ty đầu tiên tạo ra động lực (first movers) hoặc những công ty dẫn đầu thị trường và những công ty thách thức/challengers[35]. Thường công ty thống trị là công ty khởi đầu trong việc thay đổi giá, giới thiệu sản phẩm mới, phân phối và quảng bá ; nó có khả năng áp đặt hình tượng có lợi nhất cho lợi ích của mình về cách chơi thích hợp và các quy tắc của trò chơi, tức là về việc tham gia vào trò chơi và tiếp tục trò chơi. Nó tạo thành một điểm tham chiếu bắt buộc đối với các đối thủ cạnh tranh buộc phải bày tỏ thái độ đối với nó một cách chủ động hay thụ động, cho dù chúng muốn làm gì đi nữa. Các mối đe dọa liên tục đè nặng lên nó - cho dù đó là sự xuất hiện của các sản phẩm mới có khả năng thay thế các sản phẩm của chính nó hay sự gia tăng quá mức các chi phí của nó có thể đe dọa đến lợi nhuận của nó - buộc nó phải thường xuyên cảnh giác (đặc biệt trong trường hợp của một sự thống trị được chia sẻ khi mà sự phối hợp để hạn chế sự canh tranh là cần thiết). Để chống lại những mối đe dọa này, công ty thống trị có thể tiến hành hai chiến lược rất khác nhau: hoạt động để cải thiện vị trí toàn cầu của trường bằng cách cố gắng gia tăng tổng cầu hoặc bảo vệ hoặc gia tăng các vị trí có được trong trường (thị phần của nó).

Các công ty thống trị có liên quan đến tình trạng tổng thể của trường được xác định bởi cơ hội lợi nhuận trung bình mà nó mang lại và, cùng với các trường khác, tạo nên sức hút của nó. Các công ty thống trị khi cùng hoạt động để tăng cầu, điều mang lại cho chúng lợi nhuận đặc biệt đáng kể, vì tương xứng với thị phần của chúng, bằng cách cố gắng khuyến khích người tiêu dùng mới, những cách sử dụng mới hoặc cách sử dụng chuyên sâu hơn các sản phẩm mà chúng cung cấp. (bằng cách tác động lên chính quyền nếu cần). Nhưng trước hết, chúng phải bảo vệ vị trí của mình trước những kẻ thách thức bằng tiến trình đổi mới thường xuyên (sản phẩm mới, dịch vụ mới, v.v.) và việc giảm giá. Do tất cả những lợi thế mà chúng có trong cạnh tranh (chủ yếu là lợi thế về quy mô liên quan đến kích thước của chúng), chúng có thể giảm chi phí và đồng thời, giá cả của chúng mà không làm giảm tỷ suất lợi nhuận của chúng, gây khó khăn cho sự xuất hiện của những công ty mới tham gia thị trường và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh yếu kém nhất. Nói tóm lại, do sự đóng góp quyết định của chúng đối với cấu trúc của trường (và đối với việc xác định giá cả trong đó cấu trúc này được thể hiện), một cấu trúc mà tác động thể hiện dưới dạng các rào cản gia nhập hoặc các ràng buộc kinh tế, những công ty đầu tiên tạo ra động lực (first movers) có lợi thế quyết định cả đối với các đối thủ cạnh tranh đã có chổ đứng và đối với những công ty mới tham gia tiềm năng[36].

Các lực của trường hướng những công ty thống trị đến các chiến lược mà mục đích là củng cố sự thống trị của chúng. Đó chính là cách mà vốn biểu tượng mà chúng có được nhờ vào sự nổi trội và thâm niên của chúng cho phép chúng sử dụng thành công các chiến lược nhằm hăm dọa các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như phát ra các tín hiệu nhằm ngăn cản các công ty này tấn công (ví dụ: bằng cách tổ chức rò rỉ thông tin về việc giảm giá hoặc thành lập một nhà máy mới). Các chiến lược có thể thuần túy là để lừa phỉnh nhưng lại trờ thành đáng tin nhờ vào vốn biểu tượng của chúng, do đó lại có hiệu quả. Thậm chí có thể xảy ra trường hợp rằng, tự tin vào sức mạnh của mình và nhận thức được rằng mình có đủ phương tiện để chống đỡ một cuộc tấn công lâu dài, và do đó thời gian là có lợi cho phía chúng, chúng chọn cách tránh những hành động đáp trả, và để các đối thủ lao vào những cuộc tấn công tốn kém và chắc chắn sẽ thất bại. Nói chung, các công ty bá chủ có khả năng áp đặt nhịp độ chuyển đổi trong các lĩnh vực khác nhau, sản xuất, tiếp thị, nghiên cứu, v.v. và việc sử dụng thời gian một cách khác biệt là một trong những kênh chính tạo nên quyền lực của chúng.

Các công ty chiếm hạng thứ yếu trong một trường có thể tấn công công ty thống trị (và các đối thủ cạnh tranh khác) hoặc tránh xung đột. Những công ty thách thức có thể thực hiện các cuộc tấn công trực diện, chẳng hạn như cố gắng giảm chi phí và giá cả của chúng, đặc biệt là thông qua sự đổi mới công nghệ hoặc các cuộc tấn công bên hông, bằng cách cố gắng lấp đầy các khoảng khuyết trong hoạt động của công ty thống trị và chiếm lĩnh các ngách dựa vào sự chuyên môn hóa sản xuất hoặc bằng cách triển khai chính chiến lược của công ty thống trị để chống lại nó. Có vẻ như vị trí tương đối trong cấu trúc phân phối vốn và do đó là trong trường đóng một vai trò rất quan trọng: thật vậy, người ta nhận thấy rằng trong khi các công ty rất lớn có thể thu được lợi nhuận cao nhờ những tính kinh tế theo quy mô, và các công ty nhỏ cũng có thể thu được lợi nhuận cao bằng sự chuyên môn hóa cho một phân khúc hạn chế của thị trường, còn các công ty quy mô vừa thường có lợi nhuận thấp bởi vì, quá lớn để thu được lợi nhuận của một sự sản xuất có mục tiêu hạn hẹp, chúng lại quá nhỏ để được hưởng lợi từ các tính kinh tế quy mô lớn của các công ty lớn nhất.

Biết rằng các lực của trường có xu hướng củng cố các vị trí thống trị, người ta có thể hỏi làm thế nào các biến đổi thực sự của các tương quan lực lượng trong trường lại có thể xảy ra. Thật ra, vốn công nghệ đóng một vai trò quyết định và chúng ta có thể dẫn chứng một số trường hợp các công ty thống trị đã bị các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn thay thế nhân dịp một sự biến đổi công nghệ mang lại lợi thế nhờ sự giảm chi phí cho những công ty nhỏ hơn. Trên thực tế, vốn công nghệ chỉ phát huy hiệu quả nếu nó được kết hợp với các loại vốn khác. Điều này có lẽ giải thích tại sao những công ty thách thức chiến thắng rất hiếm khi là các công ty nhỏ mới thành lập và rằng, khi chúng không phải là kết quả của sự sáp nhập giữa các công ty đã có chỗ đứng, thì chúng đến từ các quốc gia khác hoặc nhất là từ các tiểu trường khác. Trên thực tế, các cuộc cách mạng thường là do các công ty lớn thực hiện, những công ty có thể, bằng cách đa dạng hóa, tận dụng các kỹ năng công nghệ của chúng để đưa ra một đề nghị cạnh tranh trên các trường mới. Do đó, những thay đổi bên trong trường thường gắn với những biến đổi trong mối quan hệ với bên ngoài trường. Cộng với việc vượt ranh giới, lại còn có sự xác định lại ranh giới giữa các trường: một số trường có thể được phân thành các trường hạn chế hơn, ví dụ, ngành hàng không được phân chia thành các nhà sản xuất máy bay dân sự, máy bay chiến đấu và máy bay du lịch ; hoặc ngược lại, những biến đổi công nghệ có thể làm suy yếu ranh giới giữa các ngành mà cho đến thời điểm đó vẫn còn tách biệt, ví dụ công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa văn phòng có xu hướng đồng nhất ngày càng mạnh, do đó các công ty chỉ có mặt cho đến lúc đó ở một trong ba các tiểu trường, ngày càng có xu hướng ở trong thế cạnh tranh trong không gian mới của các quan hệ đang hình thành. Trong trường hợp này, có thể xảy ra trường hợp một công ty bị đặt vào thế cạnh tranh không chỉ với các công ty khác trong cùng một trường mà còn với các công ty thuộc nhiều trường khác. Chúng ta thấy rằng, trong các trường kinh tế cũng như trong bất kỳ trường nào khác, ranh giới của trường là một đối tượng của một cuộc đấu tranh trong chính trường đó (đặc biệt là thông qua vấn đề về các sản phẩm thay thế có thể có và sự cạnh tranh mà các sản phẩm khả dĩ thay thế này đưa vào); và chỉ sự phân tích thực nghiệm mới có thể xác định được các ranh giới trong từng trường hợp. (Không hiếm có các trường mà sự tồn tại gần như được thể chế hóa dưới dạng các ngành với các tổ chức nghề nghiệp vừa hoạt động như câu lạc bộ của các nhà lãnh đạo ngành, các nhóm bảo vệ các ranh giới hiện hữu, tức là các nguyên tắc loại trừ làm cơ sở cho chúng và như cơ quan đại diện trước các cơ quan công quyền, công đoàn và các cơ quan tương tự khác, được trang bị với các bộ phận hành động và biểu đạt thường trực.)

Nhưng trong số tất cả các trao đổi với bên ngoài trường, quan trọng nhất là những trao đổi được thiết lập với Nhà nước. Sự canh tranh giữa các công ty thường diễn ra dưới hình thức sự cạnh tranh để giành quyền lực đối với quyền lực Nhà nước - đặc biệt là quyền lực xác định các quy định và các quyền sở hữu[37] - và các lợi ích được cung cấp bởi các biện pháp can thiệp khác nhau của Nhà nước, giá ưu đãi, thuê môn bài, quy định, tín dụng nghiên cứu và phát triển, đơn đặt hàng công cho thiết bị, hỗ trợ tạo việc làm, cho đổi mới, cho hiện đại hóa, cho xuất khẩu, cho nhà ở, v.v. Trong nỗ lực của chúng để thay đổi "luật chơi" hiện hành có lợi cho chúng và do đó khẳng định rằng một số thuộc tính của chúng có thể hoạt động như vốn ở trạng thái mới của trường này, các công ty bị thống trị có thể sử dụng vốn xã hội của mình để gây áp lực lên Nhà nước và yêu cầu Nhà nước thay đổi trò chơi có lợi cho mình[38]. Như vậy, cái được gọi là thị trường rốt cuộc chỉ là một kiến tạo xã hội, một cấu trúc của các quan hệ đặc thù mà các tác nhân khác nhau tham gia vào trường đóng góp ở những mức độ khác nhau thông qua những biến đổi mà chúng áp đặt thành công lên thị trường bằng cách sử dụng các quyền lực do Nhà nước nắm mà chúng có thể kiểm soát và định hướng.

Thật vậy, Nhà nước không chỉ là nhà điều tiết chịu trách nhiệm duy trì trật tự và lòng tin và điều tiết thị trường, là trọng tài chịu trách nhiệm "kiểm soát" các công ty và các tương tác mà chúng ta thường thấy ở trong thị trường[39]. Như chúng tôi đã chứng minh được trong lĩnh vực sản xuất căn nhà cá nhân, Nhà nước góp phần, đôi khi một cách thật sự quyết định, vào việc xây dựng cả cung và cầu, cả hai hình thức can thiệp được triển khai dưới tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các bên liên quan trực tiếp nhất (thật vậy, chúng ta đã thấy làm thế nào, đặc biệt là thông qua hoa hồng, các chủ ngân hàng, các công chức cấp cao, các doanh nhân công nghiệp và các chính trị gia địa phương có thể có được một thị trường, thị trường tín dụng cho các cá nhân và các công ty đối với ngân hàng, thị trường căn nhà đối với các doanh nhân).

Trong các nhân tố bên ngoài khác có khả năng góp phần tạo ra sự thay đổi cán cân quyền lực trong trường, còn có các thay đổi trong các nguồn cung cấp (ví dụ như những khám phá lớn về dầu mỏ vào đầu thế kỷ 20) và những thay đổi về cầu được xác định bởi những thay đổi về dân số (chẳng hạn như sự sụt giảm tỷ lệ sinh hoặc sự kéo dài tuổi thọ) hoặc trong lối sống (ví dụ, sự gia tăng mức lao động của phụ nữ dẫn đến sự sụt giảm của một số sản phẩm và tạo ra những thị trường mới, ví dụ như thực phẩm đông lạnh và lò vi sóng). Thật ra, các nhân tố bên ngoài này chỉ phát huy tác dụng của chúng đối với tương quan quyền lực bên trong trường thông qua chính lôgic của sự tương quan quyền lực này, nghĩa là trong chừng mực mà chúng đảm bảo lợi thế cho các công ty thách thức bằng cách cho phép chúng được thiết lập trong các thị trường ngách, trong các thị trường chuyên biệt nơi mà các công ty đầu tiên tạo ra động lực, tập trung vào sự sản xuất số lượng lớn được tiêu chuẩn hóa, gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu rất đặc thù, những yêu cầu của một nhóm người tiêu dùng hoặc của một thị trường khu vực, và có thể trở thành đầu cầu cho những phát triển sau này.

Công ty như là trường

Rõ ràng rằng các quyết định về giá cả hoặc trong bất kỳ lĩnh vực nào khác không phụ thuộc vào một tác nhân duy nhất, một huyền thoại che giấu các trò chơi và các vấn đề quyền lực trong công ty hoạt động như một trường hay chính xác hơn là trong trường quyền lực riêng biệt của từng công ty. Nói cách khác, nếu chúng ta đi vào "hộp đen" cấu thành công ty, thì sẽ thấy không phải các cá nhân, mà là, một lần nữa, một cấu trúc, cấu trúc của trường của công ty có quyền tự chủ tương đối đối với các ràng buộc gắn với vị trí trong trường các công ty. Nếu trường bao trùm tác động đến cấu trúc của công ty, thì trường bị bao trùm, với tư cách là một mối tương quan lực lượng đặc thù và không gian chơi và các cuộc đấu tranh, xác định chính các điều khoản và các thách thức của cuộc đấu tranh, tạo nên một đặc ứng khiến cho chúng thường khó hiểu, khi thoạt nhìn từ bên ngoài.

Chiến lược của các công ty (đặc biệt trong lĩnh vực giá cả) không chỉ phụ thuộc vào vị trí mà các công ty chiếm giữ trong cấu trúc của trường. Chúng cũng phụ thuộc vào cấu trúc của các vị trí quyền lực cấu thành chính quyền nội bộ của công ty hay chính xác hơn là vào các tố chất (được cấu tạo về mặt xã hội) của các nhà quản lý hành động dưới sự ràng buộc của trường quyền lực trong công ty và trường của công ty trong tính toàn thể của nó (có thể được xác định thông qua các chỉ số như thứ bậc các thành phần cấu thành lực lượng lao động, vốn học vấn và đặc biệt là vốn khoa học của các cán bộ điều hành, mức độ phân hóa về mặt quan liêu, trọng lượng của các công đoàn, v.v.). Hệ thống các ràng buộc và các thỉnh cầu được ghi nhận trong vị trí trong trường và khiến các công ty thống trị hành động trên trường theo hướng có lợi nhất cho sự tồn tại lâu dài của chúng không có gì là định mệnh hoặc thậm chí là một loại bản năng không thể sai lầm sẽ định hướng các công ty và các nhà quản lý của chúng hướng tới những lựa chọn có lợi nhất để bảo tồn các lợi thế đã có được. Ví dụ thường được viện dẫn về Henry Ford, người sau khi thành công rực rỡ trong sản xuất và phân phối biến ông trở thành nhà sản xuất xe rẻ nhất trên thế giới, đã phá hủy năng lực cạnh tranh của công ty của ông, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng cách khiến gần như tất cả những nhà quản lý có kinh nghiệm và năng lực nhất bỏ đi, những người sẽ là nguồn gốc của sự thành công của các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, mặc dù có quyền tự chủ tương đối đối với các lực của trường, nhưng cấu trúc của trường quyền lực trong công ty cũng có tương quan chặt chẽ với vị trí của công ty trong trường, đặc biệt thông qua sự tương ứng giữa một bên là khối lượng (cũng liên quan đến thâm niên của công ty và vị trí của nó trong vòng đời, do đó, nói một cách đại khái, với quy mô và khả năng tích hợp của nó) và cấu trúc vốn của công ty (đặc biệt là tỷ trọng tương đối của vốn tài chính, vốn thương mại và vốn kỹ thuật) và một bên là cấu trúc phân phối vốn giữa những người quản lý khác nhau của công ty, chủ sở hữu - chủ/owners - và "viên chức" - người quản lý/managers - và trong số những người sau, giữa những người nắm giữ các loại vốn văn hóa khác nhau, thiên về tài chính, kỹ thuật hoặc thương mại, tức là, trong trường hợp của Pháp, giữa các đoàn thể (corps) Nhà nước quan trọng hoặc các Trường Lớn (ENA, X hoặc HEC) nơi xuất thân của họ[40].

Nếu không thể phủ nhận rằng chúng ta có thể nhận ra các xu hướng, về lâu dài, trong sự tiến hóa của tương quan quyền lực giữa các tác nhân chính trong trường quyền lực trong công ty, đặc biệt là, lúc ban đầu, sự ưu thế của các doanh nhân có khả năng làm chủ các công nghệ mới và khả năng tập hợp các nguồn vốn cần thiết để triễn khai chúng, sau đó là sự can thiệp ngày càng không thể tránh khỏi của các chủ ngân hàng và các tổ chức tài chính, sau đó là sự trỗi dậy của các nhà quản lý[41], còn cần phải, cũng như ta phải phân tích hình thái đặc thù mà, trong mỗi công ty, cấu hình của sự phân bổ quyền lực giữa các công ty có, tương tự như vậy, cũng cần phải phân tích, trong mỗi công ty và ở mỗi thời điểm, hình thái mà cấu hình các quyền lực có trong trường quyền lực đối với công ty và nhờ đó có được các phương tiện để hiểu cái logic của các cuộc đấu tranh trong đó mục đích của công ty được xác định[42]. Thật vậy, rõ ràng rằng những mục tiêu này là những cược của cuộc đấu tranh, rằng phải thay thế các tính toán hợp lý của một "người quyết định" sáng suốt bằng cuộc đấu tranh chính trị giữa các tác nhân có xu hướng đồng hóa các lợi ích đặc thù của họ (liên quan đến vị trí của họ trong công ty) với các lợi ích của công ty, mà quyền lực chắc chắn được đo bằng khả năng của họ để xác định, tốt hơn hay xấu hơn (như ví dụ của Henry Ford cho thấy), lợi ích của công ty đối với lợi ích của họ trong công ty.

Cấu trúc và cạnh tranh

Tính đến cấu trúc của trường có nghĩa là sự cạnh tranh để tiếp cận trao đổi với khách hàng không thể được hiểu như là một cuộc cạnh tranh được định hướng bởi sự tham chiếu có ý thức và rõ ràng đến các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc ít nhất là các đối thủ nguy hiểm nhất trong số họ, theo sự trình bày của Harrison White "Các nhà sản xuất theo dõi lẫn nhau trong một thị trường"[43]. Hay, thậm chí rõ ràng hơn nữa trong Max Weber "Hai đối tác tiềm năng định hướng một cách không phân biệt các đề nghị cung của họ tùy vào hành động tiềm ẩn của nhiều đối thủ thực tế và tưởng tượng khác, chứ không chỉ trên hành động tiềm năng của các đối tác trong giao dịch” - và đặc biệt, của hành động mặc cả, "hình thức hành động quan trong nhất của hoạt động trong thị trường" và "sự thỏa hiệp lợi ích" khép lại cuộc giao dịch. Max Weber mô tả ở đây một hình thức tính toán hợp lý, nhưng hoàn toàn khác trong logic của nó với logic của thuyết kinh tế học chính thống: không phải các tác nhân đưa ra lựa chọn của họ từ thông tin được cung cấp bởi giá cả (giả định là cân bằng), mà các tác nhân có tính đến các hành động và phản ứng của các đối thủ cạnh tranh và “định hướng bản thân trong mối quan hệ với họ”, tức là có được thông tin về các đối thủ này và có khả năng hành động chống lại hoặc hành động cùng với họ. Nhưng, nếu ông có công thay thế mối quan hệ với tất cả những người sản xuất cho một giao dịch duy nhất với khách hàng, ông đã tóm gọn nó trong mối quan hệ tương tác có ý thức và có suy nghĩ giữa các đối thủ cạnh tranh đầu tư vào cùng một đối tượng. Và điều tương tự cũng xảy ra với Harrison White vốn, khi xem thị trường như một "cấu trúc xã hội tự tái tạo/ self-reproducing social structure", lại tìm kiếm nguyên tắc của chiến lược của các nhà sản xuất không phải ở những ràng buộc gắn với vị trí cấu trúc của họ, mà trong sự quan sát và giải mã các tín hiệu được phát ra từ hành vi của những người sản xuất khác. “Thị trường là cấu trúc tự tái tạo giữa các nhóm đặc thù các công ty và các tác nhân khác, những người suy ra vai trò từ sự quan sát hành vi của nhau[44]”. Các nhà sản xuất, được trang bị kiến ​​thức về chi phí sản xuất, cố gắng tối đa hóa doanh thu của họ bằng cách xác định khối lượng sản xuất phù hợp "trên cơ sở của những vị trí được quan sát của tất cả các nhà sản xuất" và tìm kiếm một ngách trên thị trường.

Sự tranh đua giữa một số ít tác nhân tương tác với nhau về mặt chiến lược để tiếp cận (đối với một bộ phận các tác nhân) nhằm sự trao đổi với một nhóm khách hàng đặc biệt, cần phải được thay thế bởi cuộc gặp gỡ giữa những người sản xuất có vị trí khác nhau trong cấu trúc vốn đặc thù (dưới nhiều hình thức khác nhau) và những khách hàng đang chiếm giữ các vị trí trong không gian xã hội tương đồng với những vị trí mà các nhà sản xuất này có trong trường. Những gì thường được gọi là ngạch không gì khác là phân khúc của khách hàng mà sự tương hợp cấu trúc phân định cho các công ty khác nhau và đặc biệt là cho các công ty thứ cấp: như chúng tôi đã cho thấy liên quan đến các sản phẩm văn hóa, cả trên bình diện sản xuất cũng như tiêu dùng, các sản phẩm này được phân phối trong một không gian có hai chiều được xác định bởi vốn kinh tế và vốn văn hóa, ta cũng có thể quan sát, trong mỗi trường, sự tương đồng giữa không gian của người sản xuất (và các sản phẩm) và không gian của khách hàng được phân phối theo các nguyên tắc phân biệt thích đáng. Điều này nói lên rằng những ràng buộc, đôi khi gây tử vong, mà các nhà sản xuất thống trị áp đặt lên các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng chỉ được thực hiện thông qua trung gian của trường: khiến cho sự cạnh tranh cũng chỉ là sự "xung đột gián tiếp" (theo nghĩa của Simmel) không hướng đến đối thủ cạnh tranh. Trong trường kinh tế cũng như ở những nơi khác, cuộc đấu tranh không cần thiết phải lấy cảm hứng từ ý định hủy diệt để tạo ra những tác động tàn khốc.

Tập tính kinh tế

Con Người Kinh Tế như thuyết kinh tế học chính thống quan niệm (ngầm hoặc rõ ràng) là một loại quái vật nhân học. Người thực hành này với cái đầu của một nhà lý thuyết là hiện thân hoàn hảo của sự nguỵ biện học thuật/scholastic fallacy, một sai lầm của chủ nghĩa duy trí thức hoặc lấy tri thức làm trung tâm, rất phổ biến trong khoa học xã hội (đặc biệt là trong ngôn ngữ học và dân tộc học), thông qua đó học giả đặt vào tâm trí của các tác nhân mà ông nghiên cứu, các bà nội trợ hoặc các hộ gia đình, các doanh nghiệp hoặc doanh nhân, v.v., những suy nghĩ và những cấu trúc lý thuyết mà ông đã phải xây dựng để thuật lại các thực tiễn của họ[45].

Gary Becker, tác giả của những nỗ lực táo bạo nhất để xuất khẩu sang tất cả các ngành khoa học xã hội mô hình thị trường và công nghệ được cho là mạnh mẽ và hiệu quả hơn của công ty tân kinh điển, đã có công tuyên bố rõ ràng những gì đôi khi bị che giấu trong những giả định ngầm của thói quen khoa học: “Cách tiếp cận kinh tế (...) hiện nay giả định rằng các cá nhân tối đa hóa lợi ích của họ từ những sở thích cơ bản không thay đổi nhanh chóng theo thời gian và hành vi của các cá nhân khác nhau được điều phối bởi thị trường rõ ràng hoặc ngầm (...). Cách tiếp cận kinh tế không chỉ giới hạn trong của cải vật chất và nhu cầu hoặc các thị trường có giao dịch tiền tệ, và về mặt khái niệm không phân biệt giữa các quyết định lớn hay nhỏ hoặc giữa các quyết định 'cảm tính' và các quyết định khác. Thật vậy (...) cách tiếp cận kinh tế cung cấp một khuôn khổ áp dụng cho mọi hành vi của con người - cho tất cả các loại quyết định và cho mọi người ở tất cả các giai đoạn của cuộc đời”[46]. Không có gì thoát khỏi sự giải thích bởi tác nhân tìm kiếm sự tối đa hóa, cả cơ cấu tổ chức, công ty và hợp đồng (với Oliver Williamson), cả quốc hội và hội đồng thành phố, cả hôn nhân (được xem như là sự trao đổi kinh tế các dịch vụ sản xuất và tái sản xuất), cả gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (với James Coleman) hoặc Nhà nước. Phương thức giải thích phổ quát này dựa trên một nguyên lý giải thích cũng mang tính phổ quát (sở thích cá nhân là ngoại sinh, có thứ tự và ổn định, do đó không có sự phát sinh hoặc sự phát triển ngẫu nhiên), không còn biết bất kỳ giới hạn nào. Gary Becker thậm chí còn không nhìn nhận những giới hạn mà Pareto buộc phải đặt ra, trong văn bản sáng lập trong đó Pareto đồng hóa tính duy lý của hành vi kinh tế với tính duy lý thuần túy, bằng cách phân biệt hành vi thực sự kinh tế là kết quả của những "suy luận logic" dựa trên kinh nghiệm, và các hành vi "được xác định bởi việc sử dụng", chẳng hạn như việc dỡ mũ khi bước vào phòng khách[47].

Khái niệm tập tính có chức năng đầu tiên là đoạn tuyệt với quan điểm triết học của Descartes về ý thức, đồng thời lôi kéo ý thức khỏi thế phải lựa chọn tai hại giữa thuyết cơ giới và thuyết hình thức, tức là giữa sự quy định bởi nguyên nhân và sự quy định bởi lý do ; hoặc giữa cái được gọi là thuyết quyết định cá nhân và cái mà đôi khi được gọi là tổng thể luận (trong số “những người cá nhân chủ nghĩa”), một sự đối lập bán thông thái chỉ là hình thức được làm dịu đi của sự lựa chọn, có lẽ là mạnh nhất của lĩnh vực chính trị, giữa chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tự do coi cá nhân là đơn vị cơ bản tự trị cuối cùng và chủ nghĩa tập thể hay chủ nghĩa xã hội, được cho là dành ưu tiên cho tập thể.

Tác nhân xã hội, nhờ được trang bị với một tập tính, là một cá nhân tập thể hoặc một tập thể được cá nhân hóa thông qua tiến trình sáp nhập. Cái cá nhân, cái chủ quan mang tính xã hội, tính tập thể. Tập tính là thực thể chủ quan được xã hội hóa, một thực thể siêu việt lịch sử mà các phạm trù nhận thức và đánh giá (hệ thống sở thích) là sản phẩm của lịch sử tập thể và cá nhân. Lý trí (hay tính duy lý) bị bounded, giới hạn, không chỉ, như Herbert Simon tin, bởi vì trí tuệ con người bị giới hạn về mặt sinh học (đây không phải là một sự khám phá), mà bởi vì nó được cấu trúc về mặt xã hội và do đó, bị hạn chế[48]. Những giới hạn này là những giới hạn vốn có trong bất kỳ giai đoạn của cuộc đời/walk of life nào, như Becker nói, vì nó gắn liền với một vị trí trong không gian xã hội. Nếu đó là một thuộc tính phổ quát, thì đó là do các tác nhân không mang tính phổ quát vì thuộc tính của họ, đặc biệt là sở thích và thị hiếu của họ, là sản phẩm của vị trí và sự dịch chuyển của họ trong không gian xã hội, tức là của lịch sử tập thể và cá nhân.

Tuy vậy, tập tính hoàn toàn không phải là một nguyên tắc hoạt động cơ học hay chính xác hơn không phải là phản ứng (giống như một cung phản xạ). Nó là sự tự phát có điều kiện và hạn chế. Nó là nguyên tắc độc lập khiến cho hành động không chỉ đơn giản là một phản ứng tức thời trước một thực tại thô sơ mà là một sự đáp trả “thông minh” đối với một khía cạnh được lựa chọn một cách chủ động của thực tại gắn với một lịch sử mang nặng một tương lai có thể xảy ra, nó là sự quán tính, dấu vết của hành trình đã qua của các tác nhân, mà họ đối lập với các lực trực tiếp của trường khiến cho các chiến lược của họ không thể được suy luận trực tiếp từ vị trí hoặc tình huống hiện tại. Nó tạo ra một sự đáp trả mà nguyên tắc không được ghi nhận trong sự kích thích, một sự đáp trả tuy hoàn toàn không bất ngờ, nhưng cũng không thể dự đoán được chỉ từ kiến ​​thức về tình huống: đó là phản ứng đối với một khía cạnh của thực tế được nhận thức bởi sự lĩnh hội có chọn lọc, một phần và thiên vị (tuy không phải là "chủ quan, theo nghĩa hẹp) vài kích thích nhất định, bởi sự quan tâm đối với một khía cạnh riêng biệt của sự vật mà ta thường cho là “gợi lên sự quan tâm" hay được sự hứng thú khơi dậy ; một hành động mà ta có thể xem, một cách không mâu thuẫn, là vừa được xác định vừa tự phát, vì nó được xác định bởi các kích thích có điều kiện và quy ước vốn chỉ tồn tại như vậy đối với một tác nhân sẵn sàng và có thể nhận thức được chúng.

Bức màn mà tập tính đưa vào giữa sự kích thích và phản ứng là màn thời gian, trong chừng mực mà, bắt nguồn từ một lịch sử, nó tương đối ổn định và lâu bền, và do đó tương đối độc lập với lịch sử. Là sản phẩm của những kinh nghiệm trong quá khứ và của cả một sự tích lũy tập thể và cá nhân, nó chỉ có thể được hiểu bằng một phân tích truy cứu nguồn gốc được áp dụng cho cả lịch sử tập thể - ví dụ như lịch sử các thị hiếu, mà Sidney Mintz đã đưa ra một ví dụ bằng cách chỉ ra rằng sở thích vị của đường, thoạt tiên là một sản phẩm xa xỉ kỳ lạ dành riêng cho các tầng lớp được ưu đãi, đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn bình thường của các tầng lớp lao động[49] - và cả lịch sử cá nhân - với sự phân tích các điều kiện kinh tế và xã hội về nguồn gốc của thị hiếu cá nhân trong các lĩnh vực ẩm thực, trang trí, quần áo và cả các bài hát, sân khấu, âm nhạc hoặc điện ảnh, v.v.[50].

Khái niệm tập tính cũng giúp thoát khỏi sự lựa chọn giữa mục đích luận - xác định hành động bởi sự tham chiếu có ý thức đến một mục đích được suy nghĩ cân nhắc và do đó quan niệm tất cả hành vi như là sản phẩm của một phép tính công cụ thuần túy, nếu không muốn nói là bất chấp đạo lý - và thuyết cơ học - theo đó hành động được tóm gọn trong một phản ứng thuần túy đối với các nguyên nhân không bị phân biệt. Các nhà kinh tế học chính thống và các nhà triết học bảo vệ thuyết hành động hợp lý do dự giữa hai lý thuyết hành động này không tương thích về mặt logic: một mặt là thuyết quyết định luận dựa trên mục đích theo đó tác nhân là ý thức lý trí thuần túy hành động với kiến ​​thức đầy đủ về các sự kiện, nguyên tắc hành động là một lý do hợp lý hay một quyết định hợp lý được xác định bằng một sự đánh giá hợp lý tỷ lệ thành công ; mặt khác, một chủ nghĩa vật lý biến hành động thành một hạt không có quán tính được điều khiển một cách cơ học bởi lực của các nguyên nhân (cũng được nhà khoa học biết) và phản ứng tức thời với một tổ hợp của các lực. Nhưng họ (nhà kinh tế học và nhà triết học) lại càng ít gặp khó khăn hơn trong việc dung hòa điều không thể hòa giải vì hai nhánh của sự đối chọn cũng chỉ là một: trong cả hai trường hợp, phục tùng thuyết ngụy biện học thuật/scholastic fallacy, họ phóng đại chủ thể bác học, có được một kiến ​​thức hoàn hảo về các nguyên nhân và các cơ hội, trên tác nhân hành động , được xem như là có khuynh hướng hợp lý để đề ra như là mục tiêu những cơ may mà các nguyên nhân gán cho (sự phục tùng hoàn toàn có ý thức của các nhà kinh tế học đối với sự ngộ biện này nhân danh "quyền trừu tượng", là không đủ để hủy bỏ tác dụng của sự ngộ biện – có cần phải nói lên điều này không ?)

Tập tính là một nguyên tắc hành động rất tiết kiệm, đảm bảo sự tiết kiệm đáng kể trong tính toán (đặc biệt là trong tính toán chi phí nghiên cứu và đo lường) và cả về thời gian, một nguồn lực đặc biệt khan hiếm trong hoạt động. Do đó, nó đặc biệt phù hợp với những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống vốn, hoặc vì cấp bách hoặc vì thiếu kiến ​​thức cần thiết, để lại rất ít chỗ cho việc đánh giá có ý thức và có tính toán các cơ hội thu lợi. Trực tiếp bắt nguồn từ thực tiễn và được liên kết, trong cấu trúc của nó cũng như trong hoạt động của nó, với thực tiễn, cái cảm thức thực tiễn này không thể được đo lường bên ngoài các điều kiện triễn khai nó. Điều đó có nghĩa là các thử thách mà “sự truy cứu quyết định”[51] đặt lên các chủ thể hoàn toàn không thích đáng vì chúng cố gắng đo lường trong một tình huống giả tạo khả năng đánh giá có ý thức và có tính toán về các cơ hội mà sự triễn khai cũng đòi hỏi sự đoạn tuyệt với những ý hướng của cảm thức thực tiễn (thật vậy, người ta quên rằng phép tính xác suất đã được xây dựng chống lại các khuynh hướng tự phát của trực giác sơ cấp/ban đầu)…

NHÂN HỌC TƯỞNG TƯỢNG CỦA LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG HỢP LÝ

Các thiết kế lý thuyết đa dạng, có nền tảng về mặt xã hôi tốt hơn là về mặt khoa học, được đặt dưới tên Lý thuyết Hành động Hợp lý hoặc Phương Pháp Luận Cá Th, dựa trên cái được gọi là “kinh tế học tân cổ điển”, một nhãn hiệu chiến đấu và mục tiêu của các cuộc đấu tranh để thôn tính và khai trừ [1], tự cho phép mình xây dựng một lý thuyết nhân học được ứng dụng một cách tổng quát; những lý thuyết này, nói cho cùng, được đặt trên một triết học theo thuyết của Descartes về khoa học, về tác nhân (với tư cách là chủ thể) và về thế giới xã hội.

Trước hết, đó là một khoa học luận theo thuyết suy luận, đồng nhất tính chặt chẽ với sự hình thức hóa toán học, muốn suy ra những “định luật” hoặc “định lý” có ý nghĩa từ những tiên đề cơ bản, chặt chẽ nhưng lại im tiếng về các chức năng thực của kinh tế học. Chúng ta có thể trích dẫn Durkheim ở đây: “Kinh tế học là một môn khoa học trừu tượng và suy diễn, không quan tâm nhiều đến việc quan sát thực tế bằng quan tâm đến việc xây dựng một lý tưởng ít nhiều được ao ước; bởi vì con người mà các nhà kinh tế học đề cập, một con người triệt để theo chủ nghĩa vị kỷ, chỉ là một con người có lý trí giả tạo. Con người mà chúng ta biết, con người thực, phức tạp hơn nhiều: anh ta thuộc về một thời đại và một quốc gia, anh ta sống ở đâu đó, anh ta có gia đình, đất nước, niềm tin tôn giáo và những ý tưởng chính trị [2]”.

Thứ hai, đó là một triết học duy trí thức quan niệm các tác nhân là những ý thức thuần khiết không có lịch sử có khả năng đặt ra những mục đích một cách tự do và tức thời và hành động với một ý thức toàn diện (hoặc trong một biến thể cùng tồn tại mà không mâu thuẫn với biến thể trước đó, giống như các nguyên tử biệt lập, không có quyền tự chủ hoặc quán tính và do nguyên nhân xác định một cách máy móc). Chúng ta có thể viện dẫn Veblen ở đây khi ông cho thấy triết học theo chủ nghĩa hoan lạc vốn tạo cơ sở cho lý thuyết kinh tế dẫn đến việc gắn cho các tác nhân, những nguyên tử không có quán tính và “những người tính toán chớp nhoáng” “một bản chất thụ động, về thực chất là bất động và bất biến: “Quan niệm của chủ nghĩa hoan lạc về con người là quan niệm con người tính toán nhanh như chớp về thú vui và sự đau khổ, dao động như một giọt nhu cầu thuần nhất của sự khát khao hạnh phúc dưới sự thúc đẩy của các kích thích khiến anh ta dịch chuyển trong khu vực, nhưng vẫn để anh ta nguyên vẹn. Anh ta không có tiền sử hay không để lại hậu quả. Anh ta là một cá thể cô lập, một dữ liệu dứt khoát mang tính con người, ở trạng thái cân bằng ổn định ngoại trừ những sự vùi dập của các lực tác động làm anh ta chuyển động theo hướng này hay hướng khác. Có tư thế thăng bằng trong không gian nguyên tố, anh ta xoay tròn một cách đối xứng xung quanh trục tâm linh của chính mình, cho đến khi hình bình hành của các lực đè anh ta xuống, từ đó anh ta đi theo đường của lực tổng hợp. Khi sức mạnh của sự tác động đã tàn lụi, anh ta lại nghỉ ngơi, như là một giọt nhu cầu của sự khát khao như trước “[3].

Cuối cùng và nhất là đây là một quan niệm hoàn toàn mang tính nguyên tử và không liên tục (hoặc tức thời) về thế giới xã hội, làm nền tảng cho mô hình cạnh tranh hoàn hảo hoặc thị trường hoàn hảo, một mô tả được lý tưởng hóa về cơ chế trừu tượng được cho là đảm bảo sự điều chỉnh tức thời của giá cả, trong trường hợp tới hạn của một thế giới không có ma sát, tức là trạng thái cân bằng thị trường được cho là phối hợp các hành động cá nhân thông qua các biến động của giá cả [4].

Thậm chí, hơn cả triết học về ý thức của thuyết kinh tế học chính thống vốn xác định nguyên tắc hành động trong các ý định hoặc lý do rõ ràng (hoặc nói rộng hơn, theo Friedrich Hayek, trong tâm lý học), chính triết lý của nó về trật tự kinh tế gợi lên rất trực tiếp vũ trụ vật chất như được René Descartes mô tả, tức là hoàn toàn không có bất kỳ lực nội tại nào, do đó phải chịu sự không liên tục triệt để của các hành động của đấng sáng tạo. Triết học nguyên tử và cơ học này đơn giản loại bỏ hoàn toàn lịch sử. Trước tiên, nó loại trừ lịch sử khỏi các tác nhân mà các sở thích, không có quan hệ gì với các trải nghiệm trong quá khứ, không thể được những biến động của lịch sử tiếp cận: hàm lợi ích cá nhân được quy định là bất biến hoặc tệ hơn, không thích đáng để phân tích [5]. Một cách nghịch lý, nó làm biến mất bất kỳ câu hỏi nào về các điều kiện kinh tế của hoạt động kinh tế, do đó tự mình ngăn cản khám phá ra rằng có một sự phái sinh cá nhân và tập thể của hoạt động kinh tế được công nhận về mặt xã hội là hợp lý trong một số vùng của một số xã hội ở một thời kỳ nhất định và, đồng thời, của mọi thứ được chỉ định bởi các khái niệm, dường như không điều kiện, mà nó đặt ở nền tảng của nó, nhu cầu, tính toán hoặc sở thích.

_______________

[1] Khó khăn của mọi nỗ lực để tự do suy nghĩ lại nền tảng của kinh tế học xuất phát từ thực tế rằng ngày nay thuyết kinh tế học chính thống là một trong những diễn ngôn có sức mạnh xã hội mạnh nhất về thế giới xã hội, đặc biệt là vì sự hình thức hoá toán học mang lại cho nó vẻ ngoài phô trương của sự chặt chẽ và tính trung lập. Mặc dù lý thuyết kinh tế còn lâu mới được thống nhất và chúng ta có thể phân biệt một lõi cứng/hard core thống trị về mặt xã hội, được tổ chức xung quanh cá nhân biệt lập và một thị trường trừu tượng, các lý thuyết bổ sung hoặc điều chỉnh (lý thuyết trò chơi, lý thuyết thể chế, lý thuyết tiến hóa) và các lý thuyết đối kháng, nó (thuyết kinh tế học chính thống) được tổ chức về mặt xã hội theo mô hình của chuỗi vĩ đại của sự tồn tại/great chain of being, mà Arthur Lovejoy rất ưa thích, với, ở một đầu là các nhà toán học thuần túy và hoàn hảo của lý thuyết cân bằng chung và ở đầu kia là các tác giả của các mô hình nhỏ của kinh tế học ứng dụng, nhóm đầu tiên cung cấp sự bảo lãnh cho nhóm thứ hai, trong khi nhóm này lại cung cấp cho nhóm đầu tiên những vẻ bề ngoài của một sự nắm bắt được các thực tế của thế giới như nó là.

[2] E. Durkheim, “Cours de sciences sociales”, in La science sociale et l’action, Paris, PUF, 1970 (!ere edition 1888, p. 85

[3] Th. Veblen, “Why is Economics not an evolutionary science?”, The Quaterly Journal of Economics, July 1898, p. 373-397.

[4] Có thể tìm thấy một sự phê bình đối với sự lý tưởng hóa mạo xưng này trong A. Hirschman, “Rival interpretations of Market society: Civilizing or Feeble?”, Journal of Economic Literature, 20 (4), 1982, p. 1463-1484 .

[5] G.J. Stigler, G.S Becker, “De Gustibus non est disputandum”, American Economic Review, 67, March 1977, p. 76-90.

Gần như tối nghĩa, bởi vì nằm ở bên ngoài nhị nguyên luận của chủ thể và khách thể, của tính chủ động và thụ động, cứu cánh và phương tiện, quyết đinh luận và sự tự do, mối quan hệ của tập tính với trường, trong đó tập tính được xác định bằng cách xác định những gì quyết định nó, là một phép tính mà không cần máy tính, một hành động có chủ tâm mà không có chủ đích mà chúng ta có nhiều chứng thực thực nghiệm[52]. Khi tập tính là sản phẩm của những điều kiện khách quan tương tự với những điều kiện trong đó nó hoạt động, nó tạo ra hành vi thích nghi hoàn hảo với những điều kiện này mà không phải là sản phẩm của quá trình tìm kiếm sự thích ứng một cách có chủ đích và có ý thức (chính theo nghĩa này mà chúng ta phải cẩn thận không được coi những "dự kiến thích nghi", theo nghĩa của Keynes, như những "dự kiến duy lý", ngay khi tác nhân có tập tính được điều chỉnh tốt có vẽ là bản sao của tác nhân sản xuất ra những dự kiến duy lý). Trong trường hợp này, ảnh hưởng của tập tính gần như là vô hình và lối giải thích bởi tập tính có vẻ thừa so với lối giải thích bởi tình huống (thậm chí người ta có thể có cảm tưởng rằng đó là một lối giải thích phù hợp/ad hoc, theo logic của tính năng ru ngủ). Nhưng hiệu quả riêng biệt của tập tính được quan sát thấy rõ ràng trong tất cả tình huống mà nó không phải là sản phẩm của các điều kiện cập nhật hoá nó (ngày càng thường xuyên cùng với sự phân biệt ngày càng sâu của các xã hội): đây là trường hợp khi các tác nhân được đào tạo trong một nền kinh tế tiền tư bản phải đối đầu với những đòi hỏi của một vũ trụ tư bản chủ nghĩa, mà không được trang bị với bất kỳ vũ khí nào[53] ; hoặc khi người cao tuổi tiếp tục duy trì, theo cách của Don Quixote, các tố chất không còn thích đáng nữa, hoặc khi các tố chất của một tác nhân đang thăng tiến hoặc đang lúc suy trong cấu trúc xã hội không hài hòa với vị trí mà anh ta chiếm giữ. Những tác động như vậy của hiện tượng trễ (hysteresis), tức của sự chậm trễ và lệch pha trong việc thích ứng, được giải thích bởi đặc tính tương đối lâu bền, nhưng không có nghĩa là bất biến, của tập tính, một sự bền vững cũng nằm trong nguyên tắc của sự ổn định tương đối của các mức độ tiêu dùng theo thời gian.

Tương ứng với tính không đổi (tương đối) của các tố chất là tính không đổi (tương đối) của các trò chơi xã hội trong đó chúng được cấu thành: giống như tất cả các trò chơi xã hội, các trò chơi kinh tế không phải là trò chơi may rủi ; chúng cho thấy một sự đều đặn và sự lặp lại của các cấu hình tương tự với một số lượng hữu hạn tạo ra cho chúng một sự đơn điệu nhất định. Kết quả là tập tính tạo ra những dự đoán phải chăng /raisonnable (chứ không phải là duy lý) vốn, vì là sản phẩm của những tố chất phát sinh từ sự sáp nhập không được cảm thấy của trải nghiệm về các tình huống ổn định hoặc được lặp lại, ngay lập tức thích ứng với các tình huống mới nhưng không hoàn toàn bất ngờ. Như một tố chất để hành động, kết quả của những trải nghiệm trước đây về các tình huống tương tự, tập tính đảm bảo khả năng làm chủ thực tế các tình huống bất trắc và xác lập mối quan hệ với tương lai không phải là tương lai của dự án, tức là ý đồ tìm kiếm các khả năng cũng có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra, mà là tương lai của dự đoán thực tiễn khi khám phá ngay trong tính khách quan của thế giới, điều hiện ra như là điều duy nhất cần được làm, và nắm bắt cái "sẽ đến" như một cái gần như là hiện tại (chứ không phải như một tương lai ngẫu nhiên. Sự dự đoán thực tiễn là hoàn toàn xa lạ với logic mang tính tư biện thuần túy của một phép tính rủi ro, có khả năng phân bổ các giá trị cho các khả năng khác nhau đang có. Nhưng tập tính, như chúng ta đã thấy, cũng là một nguyên tắc phân biệt và chọn lọc, có xu hướng bảo tồn những gì xác nhận nó, do đó tự khẳng định như là một tiềm năng có xu hướng đảm bảo các điều kiện của sự hiện thực hóa chính nó.

Cũng giống như quan niệm duy tri thức của thuyết kinh tế học chính thống tóm gọn khả năng làm chủ thực tiễn các tình huống bất trắc bằng một phép tính duy lý các rủi ro*, tương tự, dựa trên lý thuyết trò chơi, quan niệm này cũng xây dựng sự dự đoán hành vi của người khác như một kiểu phép tính các ý định của đối thủ, được xây dựng trên giả thuyết rằng chúng là những ý định đánh lừa, đặc biệt là về ý đồ của anh ta. Thật ra, vấn đề mà thuyết kinh tế học chính thống giải quyết bằng giả thuyết siêu duy trí thức về hiểu biết chúng/common knowledge (tôi biết rằng bạn biết rằng tôi biết), được giải quyết, trong thực tiễn, bằng sự phối hợp các tập tính cho phép, do chính sự tương đẳng của chúng, dự đoán được hành vi của người khác. Những nghịch lý của hành động tập thể tìm ra giải pháp trong các thực tiễn có cơ sở trên định đề ngầm rằng những người khác sẽ hành động một cách có trách nhiệm và với tính thường kỳ hoặc lòng trung thành với chính mình, vốn được khắc sâu trong tính cách lâu bền của tập tính.

Một ảo tưởng có cơ sở

Do đó, lý thuyết về tập tính có thể giải thích sự thật bề ngoài của lý thuyết mà nó phủ nhận. Nếu một giả thuyết phi thực tế như giả thuyết tạo ra cơ sở cho lý thuyết về hành động hoặc dự đoán hợp lý có thể được xác nhận bởi các sự kiện, thì đó là bởi vì, do sự tương ứng giữa các tố chất và các vị trí, các tác nhân, trong phần lớn các trường hợp (các trường hợp ngoại lệ rõ ràng nhất là thành phần vô sản lớp dưới, những người bị giáng loại và những kẻ đào ngũ, mà mô hình cũng có thể giải thích được), đưa ra những kỳ vọng phải chăng, nghĩa là được điều chỉnh theo các cơ hội khách quan - và hầu như luôn luôn được kiểm soát và củng cố bởi các tác động trực tiếp của các biện pháp kiểm soát tập thể chẳng hạn do gia đình tạo nên. Và lý thuyết về tập tính thậm chí còn cho phép chúng ta hiểu rằng một lý thuyết mang tính hư cấu và miễn cưỡng như lý thuyết về "cá nhân tiêu biểu", dựa trên giả thuyết rằng tập hợp các lựa chọn của tất cả các tác nhân khác nhau thuộc cùng một loại, chẳng hạn người tiêu dùng, đều hành xử, bất chấp sự không đồng nhất cực độ của họ, như là sự lựa chọn của một "cá nhân tiêu biêu" tiêu chuẩn sẽ tối đa hóa lợi ích của mình và dù thế nào đi nữa cũng được xem là một tác nhân tiêu biểu, một giả thuyết như vậy lại không bị các sự kiện phủ nhận hoàn toàn. Do đó, sau khi chứng minh rằng sự hư cấu này đòi hỏi những giả thuyết rất cưỡng bức và rất đặc biệt, rằng không có gì cho phép chúng ta khẳng định rằng sự tối đa hóa cá nhân tạo ra tối đa hóa tập thể và rằng, ngược lại, việc tập thể thể hiện một mức độ duy lý nhất đinh không dẫn đến việc tất cả các tác nhân đều hành động một cách duy lý, Alan Kirman gợi ý rằng người ta có thể đặt hàm tổng cầu không phải dựa trên tính đồng nhất, mà dựa trên tính không đồng nhất của các tác nhân, một hành vi về cầu cá nhân rất phân tán có thể dẫn đến một hành vi của cầu tổng gộp rất thống nhất và ổn định[54]. Thế mà, một giả thuyết như vậy tìm thấy một nền tảng thực tế trong lý thuyết về tập tính và trong việc biểu trưng người tiêu dùng như một tập những tác nhân không đồng nhất và có lợi ích khác nhau (chẳng hạn như các điều kiện tồn tại của họ) nhưng lại được điều chỉnh, trong mỗi trường hợp, với các điều kiện tồn tại kéo theo những cơ may khác nhau và, do đó, bị tác động bởi những sự ràng buộc được ghi trong cấu trúc của trường, trong cấu trúc của trường kinh tế trong tính tổng thể của nó, và đối với các chủ công ty, cấu trúc của trường của công ty. Hầu như không có chổ đứng nào trong trường kinh tế, cho những “sự điên rồ” và những người đi theo hướng này sẽ sớm muộn phải trả giá bằng sự biến mất của họ vì sự thách thức của họ đối với các quy tắc và các quy định nội tại của trật tự kinh tế.

Bằng cách đưa ra một hình thái rõ ràng và có hệ thống cho triết lý về tác nhân và hành động mà chính thuyết kinh tế học chính thống thường chấp nhận một cách ngầm (đặc biệt là bởi vì, với những ý niệm như sở thích hoặc sự lựa chọn duy lý, nó chỉ duy lý hóa các biểu tượng của lẽ thường), những người tán thành Lý thuyết Hành động Duy lý (bao gồm một số nhà kinh tế học, như Gary Becker) và Phương Pháp luận Cá Thể (như James Coleman, Jon Elster và những người môn đồ của họ ở Pháp) làm sáng tỏ những điều phi lý của một quan niệm kinh viện điển hình về thân phận của con người: thuyết siêu duy lý theo chủ nghĩa duy tri thức hạn hẹp (hay lấy tri thức làm tâm điểm) của họ mâu thuẫn, bởi chính sự thái quá và sự thờ ơ của nó đối với kinh nghiệm, với những thành tựu vững chắc nhất của các khoa học lịch sử về các thực tiễn của con người. Nếu ta cần phải chứng tỏ rằng nhiều thành tựu của khoa học kinh tế, một loại người khổng lồ với chân bằng đất sét, hoàn toàn tương hợp với một triết lý về tác nhân, về hành động, về thời gian và về thực tế thế giới xã hội hoàn toàn khác với triết lý thông thường được đa số các nhà kinh tế học sản xuất hay chấp nhận, đó không phải là để thỏa mãn một thứ thể diện của triết học, mà là để cố gắng thống nhất các khoa học xã hội bằng cách làm cho kinh tế học được trở về với cái chân lý của nó là một khoa học lịch sử.

Phạm Như Hồ dịch

Nguồn: “Le champ économique”, Actes de la Recherche en Sciences Sociales, Année 1997, vol. 119, pp. 48-66



Chú thích:

[1] P. Bourdieu et al, "L'économie de la maison", Actes de la recherche en sciences sociales, 81-82, mars 1990, p. 1-96.

[2] Chúng ta có thể có được một ý niệm về sự phân biệt các lĩnh vực kinh tế bằng cách đọc, trong số này, bài báo của Frédéric Lebaron chỉ dành riêng cho lĩnh vực viết bằng tiếng Pháp.

[3] P. Bourdieu, avec S. Bouhedja et C. Givry, "Un contrat sous contrainte", loc. cit., p. 34-51.

[4] P. Bourdieu, avec S. Bouhedja, R. Christin et C. Givry, "Un placement de père de famille. La maison individuelle, spécificité du produit et logique du champ de production", loc. cit., p. 6-33

[5] P. Bourdieu et M. de Saint-Martin, "Le sens de la propriété. La genèse sociale des systèmes de préférence", loc. cit., p. 52-64.

[6] P. Bourdieu et R. Christin, “La construction du marché. Le champ administratif et la production de la "politique du logement", loc. cit., p. 65-85.

[7] P. Bourdieu, avec S. Bouhedja, R. Christin et C. Givry, loc cit.

[8] P. Bourdieu, "Droit et passe-droit. Le champ des pouvoirs territoriaux et la mise en œuvre des règlements", loc. cit., p. 86-96.

[9] Nếu tôi phải nhắc lại, ở đây, những điều đã được nói ở nơi khác, đó là vì văn bản này, do đối tượng của nó, có thể khiến độc giả không quen với các phân tích của tôi, không phải lúc nào cũng thấy rằng chúng được áp dụng, và theo một cách rất đặc biệt, cho đối tượng của kinh tế học.

[10] Về những điều kiện kinh tế của việc tiếp cận tính toán kinh tế, xem P. Bourdieu, Travail et travailleurs en Algérie, Paris-La Haye, Mouton, 1963 (với A. Darbel, J.P. Rivet, C. Seibel) và Algeria 60. Structures économiques et structures temporelles, Paris, Ed. De Minuit, 1977 và về điều kiện văn hóa, chúng ta có thể đọc sự mô tả về sự xuất hiện dần của văn hóa thị trường/market culture, một lý thuyết xã hội tự phát mô tả các mối quan hệ xã hội "chỉ về mặt hàng hóa và trao đổi, trong khi chúng bao hàm nhiều thứ hơn” trong W. Reddy, The Rise of Market Culture, The Textile Trades and French Society, 1750-1900, Cambridge, Cambridge University Press, 1984..

[11] Về sự thật kép của lao động, xem P. Bourdieu, Méditations pascaliennes, Paris, Ed. Du Seuil, 1997, tr. 241-244.

[12] R.M. Titmus, The Gift Relationship. From Human Blood to Social Policy, New York, Pantheon, 1971.

[13] Một số người ủng hộ lý thuyết những dự kiến duy lý cho rằng việc sử dụng tốt nhất thông tin sẵn có, khi biết rằng mục đích là sự tối đa hóa, sẽ đạt được dần thông qua việc học từ những thử nghiệm và những sai lầm. Lý thuyết về các tố chất (của tập tính) cho phép thiết lập sự tồn tại của các kỳ vọng phải chăng ngay cả khi không có bất kỳ tính toán hợp lý nào.

[14] Trong khi chờ đợi một sự hình thức hóa tuân thủ những nguyên tắc này, chúng ta có thể đòi hỏi sự phân tich các sự tương ứng mà các nền tảng lý thuyết rất giống nhau, đưa ra một biểu tượng về trường (cf P. Bourdieu et M. de Saint Martin. Le Patronat”, Actes de la recherche en sciences sociales, 20-21, Mars-Avril 1978, p, 3-82, Introduction).

[15] Lĩnh vực kinh tế được tạo thành từ một tập hợp các tiểu trường, tương ứng với những gì thường được gọi là "khu vực" hoặc "ngành" công nghiệp.

[16] W.H. Hamilton, Price and Price Policies, New York, Mac-Graw Hill, 1938.

[17] M.R. Tool, “Contributions to an Institutional Theory of Price Determination", in CM. Hodgson, E. Screpanti, Rethinking Economics, Markets, Technology and Economic Evolution, European Association for Evolutionary Political Economy, 1991, p. 29-30.

[18] Vốn tài chính, vốn kỹ thuật và vốn thương mại tồn tại cả ở dạng khách thể hóa (thiết bị, dụng cụ, v.v.) và ở dạng được sáp nhập (kỹ năng, sở trường, v.v.). Chúng ta có thể thấy sự tiên đoán về sự khác biệt giữa hai trạng thái vốn, khách quan và sáp nhập, ở Veblen, người chỉ trích lý thuyết chính thống về tiw bản, đã đánh giá quá cao tài sản hữu hình gây thiệt thòi cho tài sản vô hình (Th. Veblen, The Instinct of Workmanship, New York, Augustus Kelley, 1964).

[19] B. Minth, M. Schwartz, The Power Structure of American Business, Chicago, The University of Chicago Press, 1985.

[20] J.A. Kregel, "Economic Methodology in the Face of Uncertainty", Economie Journal, 86, 1976, p. 209-225.

[21] Bất chấp "nguyên tắc của chủ nghĩa quyết định phân tầng", do Paul Weiss đề xuất, người khẳng định "khả năng xác định – determinacy – trong tổng thể - in the gross - bất chấp một sự không thể xác định – indeterminacy – có thể được chứng minh ở cấp độ nhỏ – in the small" (P.A. Weiss, “The living system: determinism stratified", in A. Koestler, J.R. Smythies (eds), Beyond Reductionism New Perspectives in the Life Sciences, London, Hutchinson, 1969, p. 3-42).

[22] Như R.H. Coase đã cho thấy rõ ràng, giả thuyết mà lý thuyết chính thống đã thực hiện ngầm về chi phí giao dịch bằng số không (zero transaction costs) là điều giúp tức thì hóa các hành động giao dịch: “một hậu quả khác của việc công nhận chi phí giao dịch bằng số không, thường không được chú ý, là khi không có chi phí giao dịch bằng số không, thì không tốn kém gì để đẩy mạnh chúng, do đó có thể trải nghiệm tính vĩnh cửu trong chốc lát” (R.H. Coase, The Firm, the Market and the Law, Chicago, The Chicago University Press, 1988, p.15.

[23] Lấy trường đế thay thế cho thị trường là trở lại cấu trúc xã hội đặc thù (hoàn toàn đối lập với khái niêm phi lịch sử của thị trường), trong đó các lựa chọn cá nhân được phối hợp và tổng gộp trong thực tiễn.

[24] J. Tirole, sđd, p. 4 

[25] Những công trình kinh điển của Amos Tversky và Daniel Kahneman đã làm sáng tỏ những khuyết điểm và những sai lầm mà các tác nhân phạm phải về mặt lý thuyết sắc xuất và thống kê (A. Tversky và D. Kahneman, “Availability, a Heuristic for judging frequency and probability”, Cognitive Psychology, 2, 1973, p. 207-232, và cả S. Sutherland, Irrationality. The Ennemy within, London, Constable, 1972. Giả định duy tri thức làm cơ sở cho những công trình này có nguy cơ dẫn đến việc không biết rằng cái logic của những tố chất khiến cho những tác nhân có khả năng đáp ứng trên thực tế những tình huống đặt ra những vấn đề về sự tiên đoán những cơ may mà họ không thể giải quyết về mặt lý thuyết (xem P. Bourdieu, Le Sens Pratique, Paris, Ed. De Minuit, 1980).

[26] A. Strauss, Continual Permutations of Action, New York, Aldine de Gruyter, 1993.

[27] Xem M. Granovetter, “Economic institutions as social constructions A framework for analysis”, Acta Sociologica, 1992, 35, tr. 3-11- Chúng ta sẽ tìm thấy trong bài viết này một dạng biến đổi của thế phải lựa chọn giữa "cá nhân luận" và "tổng thể luận" đang hoành hành trong thuyết kinh tế học chính thống (và xã hội học) dưới hình thức của sự đối lập, mượn từ Dennis Wrong (D. Wrong, “The Oversocialized Conception of Man in Modern Sociology", American Sociological Review, 26, 1961, p. 183-196), giữa quan điểm xã hội hóa thấp/undersocialized view quen thuộc của thuyết kinh tế học chính thống và quan điểm xã hội hóa cao/oversocialized view vốn cho rằng các tác nhân quá "nhạy cảm với ý kiến của những người khác đến mức họ tự động tuân theo các chuẩn mực hành vi thường được chấp nhận" hoặc họ đã nội tâm hóa các chuẩn mực hoặc ràng buộc sâu sắc đến mức họ không còn bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ hiện tại (đây chính là cách mà khái niêm tập tính đôi khi bị hiểu một cách sai lầm). Do đó, người ta tự cho phép mình kết luận rằng cuối cùng quan niệm về sự xã hội hóa thấp hay cao được kết hợp lại với nhau để xem các tác nhân là các đơn tử khép kín với "ảnh hưởng" của các hệ thống quan hệ xã hội hiện hành và các mạng xã hội/concrete ongoing systems of social relations and social networks. Vậy nên “chủ nghĩa tình huống/situationnalisme” hay thuyết tương tác biểu tượng chỉ là sự vượt qua giả của thế đối ngã, cũng là giả, giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tổng thể.

[28] J. Tirole . Tiếp theo, tác giả có đưa ra những chỉ dẫn về chi phí và lợi nhuận gắn với những loại sản phẩm (đặc biệt về lý thuyết và thực nghiệm) trên thị trường của kinh tế học giúp chúng ta hiểu được vận mệnh so sánh của “truyền thống của Harvard” và “lý thuyết mới về tổ chức công nghiệp” mà ông tán thành: “Cho đến những năm 1970, các lý thuyết gia kinh tế học (với rất ít trường hợp ngoại lệ) thường không biết đến tổ chức công nghiệp không dẫn đến một sự phân tích tổng quát và tao nhã, điều mà lý thuyết về sự canh tranh trong cân bằng chung đã làm. Nhưng từ đó có một số lý thuyết gia hàng đầu đã quan tâm đến tổ chức công nghiệp.

[29] E.S. Mason, “Price and production policies of Large-scale Enterprise”, The Economic American Review, XXIX. Supplement 1, March 1939, p, 61-74 (notamment p. 64).

[30] E.S. Mason, sđd., p. 68 (chính tôi nhấn mạnh để đánh dấu sự dao động giữa ngôn ngữ của cấu trúc, của sự ràng buộc cấu trúc và ngôn ngữ của ý thức và của sự lựa chọn có chủ đích).

[31] Max Weber nhận xét rằng trao đổi hàng hóa rất đặc biệt ở chỗ nó là hình thái hành động mang tính công cụ và tính toán nhất trong tất cả các hình thái hành động, “nguyên mẫu của hành động hợp lý” này tạo thành “sự ghê tởm đối với bất kỳ hệ thống đạo đức huynh đệ nào” (M. Weber, Économie et Société, Paris, Plon, 1971, trang 633).

[32] Lý thuyết về quản lý, kinh văn của trường kinh doanh cho trường kinh doanh, đảm nhiệm một chức năng hoàn toàn tương tự với các văn bản của các nhà luật học vào thế kỷ XVI và XVII, góp phần xây dựng Nhà nước dưới hình thức mô tả nó: được thiết kế để được các nhà quản lý, hiện tại hoặc tiềm năng, sử dụng, nó liên tục dao động giữa cái thực chứng và cái chuẩn tắc và về cơ bản dựa trên việc đánh giá quá cao phần dành cho các chiến lược có ý thức – so với các ràng buộc mang tính cấu trúc và các tố chất của các nhà lãnh đạo.

[33] Ph. Kotler, Marketing Management, Analysis, Planning, Implementation, and Control, Englewood Cliffs, Prentice Hall, 1988 (1967), p. 239.

[34] A.D. Chandler, La main visible des managers, trad. F. Langer, Paris, Economica, 1988, p. 70-72.

[35] Mặc dù quan điểm này đôi khi bị thách thức từ một vài năm qua với lý do, kể từ cuộc khủng hoảng, hệ thống thứ bậc liên tục bị xáo trộn và việc sáp nhập và mua lại cho phép những công ty nhỏ mua lại những công ty lớn hoặc cạnh tranh hiệu quả với chúng, chúng ta nhận thấy sự ổn định khá lớn của 200 công ty lớn nhất trên thế giới.

[36] A.D. Chandler, Scale and Scope, The Dynamics of Industrial Capitalism, Cambridge, Harvard University Press, 1990, p. 598-599.

[37] Cf J. Campbell, L. Lindberg, "Property Rights and the Organization of Economic Action by the State", American Sociological Review, 55, 1990, p. 634-647.

[38] Neil Fligstein đã chỉ ra rằng người ta không thể hiểu được sự chuyển đổi của việc điều hành các công ty nếu không mổ xẻ, về lâu dài, trạng thái của các mối quan hệ mà chúng dệt nên với Nhà nước, và điều này trong trường hợp thuận lợi nhất cho lý thuyết tự do, Hoa Kỳ, nơi Nhà nước chứng tỏ là một tác nhân quyết định trong việc cấu trúc hóa các ngành công nghiệp và thị trường (Cf N. Fligstein, The Transformation of Corporate Control, Cambridge, Harvard University Press, 1990).

[39] Nhà nước không phải là cơ chế duy nhất để điều phối cung và cầu. Nếu vai trò của Nhà nước là rõ ràng trong trường hợp của ngôi nhà, các tổ chức khác hoặc các tác nhân khác cũng có thể can thiệp, chẳng hạn như các mạng quen biết lẫn nhau để bán ma tuý (Ph. Bourgois, Searching for Respect: Selling Crack in El Barrio, Cambridge, Cambridge University Press, 1996), các “cộng đồng” do các người quen thuộc các cuộc đấu giá tạo thành (C. Smith, Auctions, Berkeley, University California Press, 1990) hoặc các tác nhân chịu trách nhiệm được định rõ về việc thiết lập mối quan hệ giữa cung và cầu (giống như người đứng ra tổ chức cuộc đấu trong nền kinh tế quyền anh) (L. Wacquant, “A Flesh Peddler at Work Power, Pain, and Profit in the Prizefighting Economy”, Theory and Society, 27, sắp được xuất bản).

[40] Trong trường hợp của giới các ông chủ lớn ở Pháp, chúng ta đã có thể thiết lập sự tương đồng chặt chẽ giữa không gian của các công ty và không gian của những người quản lý chúng, mà đặc trưng là khối lượng và cấu trúc vốn của họ (xem P. Bourdieu và M. . de Saint Martin, “Le patronat”, op. cit).

[41] Xem N. Fligstein, The Transformation of Corporate Control, sđd , mô tả cách thức mà sự lãnh đạo của công ty đã lần lượt chuyển từ tay của những người đứng đầu bộ phận sản xuất, sang bộ phận tiếp thị, rồi bộ phận tài chính, và N. Fligstein và L. Markowitz, “The Finance Conception of the Corporation and the Causes of the Reorganization of Large American Corporations, 1979-1988”, trong WJ. Wilson (ed.), Sociology and Social Policy, Beverly Hills, Sage, 1993, và N. Fligstein và K. Dauber, "Structural Change in Corporate Organization", Annual Review ò Sociology, 15, 1989, tr. 73-96; hoặc “The Intraorganizational Power Struggle The Rise of Finance Presidents in Large Corporations”, American Sociological Review, 52, 1987, tr. 44-58.

[42] Chúng ta có thể quan sát sự tương quan quyền lực giữa những người nắm giữ các kỹ năng khác nhau gắn với các hệ đào tạo khác nhau (ENA, X, HEC) và đồng thời giữa các chức năng hành chính, kỹ thuật, thương mại tương ứng, và sự cạnh tranh hoặc sự tranh đua đối lập họ trong trường quyền lực đối với công ty, có thể xác định các quyết định quan trọng nhất của công ty.

[43] H. White, "Where do markets come from?", American Journal of Sociology, 87(3), 1981, p. 517-547.

[44] n.t.

[45] P. Bourdieu, Méditations pascaliennes, op. cit.

[46] G. S. Becker, A Treatise on the Family, Cambridge, Harvard University Press, 1981, p. ix; et aussi The Economie Approach to Human Behavior, Chicago, The University of Chicago Press, 1976.

[47] V. Pareto, Manuel d'économie politique (Sách giáo khoa kinh tế chính trị), Geneva, Droz, 1964, tr.41. Chúng ta thấy rằng, không giống như phương pháp luận cá thể chỉ muốn biết sự đối chọn giữa lựa chọn có ý thức và có chủ ý, đáp ứng các điều kiện nhất định về hiệu quả và tính liên kết, và "chuẩn mực xã hội", mà hiệu quả cũng liên quan đến một sự lựa chọn, ít nhất Pareto đã thừa nhận có một nguyên tắc hành động khác là phong tục, truyền thống hoặc thói quen.

[48] Ngoài Veblen, người đã bảo vệ ý tưởng rằng tác nhân kinh tế không phải là "một bó ước ao" (a bundle of desires), mà là "một cấu trúc chặt chẽ của các khuynh hướng và thói quen" (a coherent structure of propensities and habits) (Th. Veblen, “Why is Economies not an Evolutionary Science?”, The Quarterly Journal of Economies, July 1898, p. 390), James S. Duesenberry cũng nhận thấy rằng nguyên tắc ra quyết định tiêu dùng không nên được tìm về phía một kế hoạch hợp lý mà về phía quá trình rèn luyện và hình thành thói quen và ông đã xác lập rằng tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập quá khứ cũng như thu nhập hiện tại (J.S. Duesenberry, Income, Saving and the Theory of Consumer Behavior, Cambridge, Harvard University Press, 1949).

[49] S. Mintz, Sweetness and Power, The Sugar in Modem History, New York, Viking Penguin, 1985.

[50] P. Bourdieu, La Distinction, Critique sociale du jugement de goût, sđd., và L. Levine, The Emergence of Cultural Hierarchy in America, Cambridge, Harvard University Press, 1988. Như đã thấy trong trường hợp của sự phân tích các yếu tố quyết định kinh tế và xã hội của những sở thích mua hoặc thuê một ngôi nhà, việc từ bỏ định nghĩa phản lịch sử về sở thích hoàn toàn không dẫn đến một chủ nghĩa tương đối, có khả năng ngăn cấm mọi tri thức thuần lý, về thị hiếu hoàn toàn tùy thuộc vào sự độc đoán xã hội thuần túy và đơn giản (như công thức cũ, được viện dẫn bởi Gary Becker, de gustibus non est disputandum/Ta không thể bàn về thị hiếu và màu sắc). Ngược lại, chúng ta được dẫn đến việc xác lập một cách thực nghiệm các tương quan thống kê cần thiết được thiết lập giữa các thị hiếu trong các lĩnh vực thực tiễn khác nhau và các điều kiện kinh tế và xã hội của sự hình thành chúng, nghĩa là vị trí hiện tại và quá khứ (hành trình) của các tác nhân trong cấu trúc phân bố vốn kinh tế, vốn văn hóa (hoặc, nếu bạn thích, hiện trạng tại một thời điểm nhất định và sự phát triển theo thời gian của khối lượng và cấu trúc vốn của họ).

[51] Cf. A. Tversky, D. Kahneman, sđd.

[52] Chúng ta có thể dựa vào những thành tựu của truyền thống của thuyết hành vi, đặc biệt được Herbert Simon đại diện, nhưng không chấp nhận triết lý hành động của nó: Herbert Simon nhấn mạnh đến trọng lượng của sự bất trắc và sự kém cỏi của tri thức ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và khả năng hạn chế của bộ não con người; ông bác bỏ giả thuyết tổng quát về sự tối đa hóa nhưng vẫn giữ quan điểm về một tính duy lý hạn chế/bounded rationality: các tác nhân có thể không có khả năng thu thập và xử lý được tất cả các thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định tổng quát về sự tối đa hóa, nhưng họ có thể đưa ra một lựa chọn duy lý trong một số khả năng hạn chế. Các công ty và người tiêu dùng không tối đa hóa mà tìm cách đạt được mức tối thiểu có thể chấp nhận được (cái mà ông gọi là thoả đáng/satisficing) do không thể thu thập và xử lý tất cả thông tin cần thiết để đạt mức tối đa (H. Simon, Reason in Human Affairs, Stanford, Stanford University Press, 1984).

[53] Xem P. Bourdieu, Algérie 60, sđd.

* Xem bài “Một kỉ niệm kép: 100 năm xuất bản “Treatise on Probability” của John Maynard Keynes và “Risk, Uncertainty and Profit” của Frank Knight” (ND).

[54] Cf. A. P. Kirman, “L'hypothèse de l'individu "représentatif" une analyse critique", Problèmes économiqaues, 2325, 13 mai 1993, p. 5-14. [bản dịch của bản gốc tiếng Anh “Whom or What Does the Representative Individual Represent?”, Journal of Economic Perpsectives, vol.6, n02,Spring 1992, 117-136 - ND]

Print Friendly and PDF